Viêm họng xung huyết là bệnh hô hấp thường xảy ra vào mùa đông và hay gặp ở trẻ em, người có hệ miễn dịch kém. Không chỉ gây đau rát họng khó chịu và khiến cơ thể mệt mỏi mà nhiễm trùng còn có thể lan ra khắp cơ thể, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, để điều trị hiệu quả, bạn cần nhận biết và xác định nguyên nhân gây bệnh ngay từ sớm.
Viêm họng xung huyết được hiểu là gì?
Viêm họng xung huyết hay viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng, dẫn tới xung huyết và sưng tấy, đau rát, phù nề. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc xảy ra đồng thời với viêm mũi xoang, viêm amidan…
Nguyên nhân phổ biến gây viêm họng xung huyết là vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng. Vi khuẩn, virus có trong không khí, thức ăn hoặc tồn tại ở các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, thủy đậu… Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm họng xung huyết như:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch dạ dày trào ngược và làm tổn thương vòm họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu.
- Ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, nấm mốc, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói thuốc lá.
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nên các tác nhân có hại dễ dàng tấn công.
- Ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, sử dụng nước lạnh làm niêm mạc họng bị tổn thương.
- Đặc thù công việc hay phải nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ…
Viêm họng xung huyết làm các niêm mạc họng sưng đỏ, phù nề, nổi chấm trắng
>>> Xem thêm: Trào ngược họng thanh quản: Muốn hết viêm họng cần hiểu rõ
Những triệu chứng điển hình của viêm họng xung huyết
Triệu chứng viêm họng xung huyết rất dễ nhận biết và có thể quan sát bằng mắt thường, đó là họng sưng đỏ, phù nề. Cụ thể như sau:
- Bệnh xảy ra đột ngột, người bệnh sốt từ 38-39 độ hoặc cao hơn kèm theo đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân, mệt mỏi, chán ăn.
- Khó nuốt, uống nước cũng đau họng, cảm giác đau nhói và buốt đến tận tai khi nói, ho.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Khó thở, ngạt mũi.
- Niêm mạc họng đỏ, xuất tiết, các tổ chức bạch huyết phía sau thành họng đỏ rực, mao mạch nổi rõ.
Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?
Khi bị viêm họng xung huyết có nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm trùng, do đó nếu không điều trị bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy hoặc áp xe khoang họng gây đau đớn dữ dội. Trong đó, viêm tấy hoại tử vùng cổ là tình trạng hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ khó điều trị và có thể gây tử vong.
- Biến chứng lân cận: Nhiễm trùng ở cổ họng lan sang các cơ quan có liên quan như mũi, tai dẫn tới các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi xoang…
- Biến chứng xa: Nếu nguyên nhân gây viêm họng xung huyết là liên cầu khuẩn, vi khuẩn có thể di chuyển đến những vị trí xa trong cơ thể gây viêm thấp tim, viêm thận…
Nhiễm trùng ở cổ họng có thể lan đến tai gây ra viêm tai giữa
>>> Xem thêm: Các cách chữa viêm họng hạt hiệu quả từ tây y đến đông y
Các cách điều trị viêm họng xung huyết
Điều trị viêm họng xung huyết tương tự như viêm họng cấp do liên cầu khuẩn. Đó là sự kết hợp giữa việc dùng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng nhằm giảm viêm, hạ sốt và giảm đau cho người bệnh, cũng như các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Điều trị viêm họng xung huyết bằng thuốc tân dược
Với bệnh viêm họng xung huyết, các thuốc thường được chỉ định là:
- Kháng sinh: Chủ yếu là nhóm beta lactam như penicillin, amoxicillin, cephalosporin… Nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicilin có thể chuyển qua nhóm macrolid với các thuốc như azithromycin, clarithromycin…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen, aspirin...
- Thuốc chống viêm tại chỗ: Alphachymotrypsin, prednisolon…
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, trong thời gian bị viêm họng xung huyết, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng tốt hơn. Theo đó, bạn nên:
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, hải sản, hoa quả tươi…
- Uống nước ấm giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm viêm và kích ứng.
- Sử dụng các loại gia vị như gừng, tỏi, quế… giúp chống viêm tự nhiên.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng, dịu cổ họng.
- Ngậm các loại viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, mật ong… giúp sát khuẩn, giảm ho, dịu cơn đau họng.
- Không ăn đồ cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn có tính axit như dưa chua, cà muối…
- Dùng thảo dược rẻ quạt: Dân gian từ xưa đã dùng rẻ quạt để chữa các bệnh về họng, thanh quản nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc của dược liệu này. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra trong thân và rễ rẻ quạt có chứa các hợp chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Nhờ đó, rẻ quạt có khả năng giảm nhanh triệu chứng đau và rát cổ họng, giảm ho, tiêu đờm do viêm họng xung huyết gây ra. Tác dụng này của rẻ quạt càng được củng cố khi được phối hợp cùng một số thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng trong sản phẩm Tiêu Khiết Thanh của Công ty Dược phẩm Á Âu. Tiêu Khiết Thanh được bào chế bằng công nghệ lượng tử giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Tiêu Khiết Thanh được 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.
Tiêu Khiết Thanh được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc gần nhà.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm triệu chứng viêm họng xung huyết hiệu quả
Biện pháp phòng tránh viêm họng xung huyết hiệu quả
Viêm họng xung huyết rất dễ mắc, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Vì thế, bạn cần chủ động phòng tránh để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn đối phó với căn bệnh này:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, có chế độ ăn hợp lý.
- Ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao giúp tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, tránh tiếp xúc tối đa với khói thuốc lá.
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động nếu làm việc ở môi trường có khói bụi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp.
Viêm họng xung huyết gây đau rát họng khó chịu và khiến cơ thể mệt mỏi vì sốt cao. Để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bạn hãy chủ động điều trị ngay khi có các dấu hiệu ban đầu.
Nếu bạn còn có thắc mắc về bệnh viêm họng nói chung, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ kịp thời