U nang thanh quản là khối u nằm ở khoảng giữa của một dây thanh, được tạo thành do lớp màng bao bọc bên ngoài có màu trắng đục ngay dưới lớp biểu mô, bên trong là chất nhầy quánh hoặc mủ. Thông thường, khối u không gây đau đớn nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói và các vấn đề về đường thở. Để cải thiện u nang thanh quản, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

U nang thanh quản là gì?

U nang thanh quản (u nang dây thanh quản, u nang dây thanh) là tình trạng nếp gấp thanh quản có các khối u nhú và không phải ung thư. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của thanh quản và chiếm từ 5-10% các trường hợp tổn thương lành tính (cùng với hạt xơ, polyp).

Dựa theo bản chất tế bào, u nang thanh quản được chia làm 3 loại gồm: U nang biểu mô, u nang vảy và u nang tuyến.

U-nang-thanh-quan-moc-o-mot-ben-day-thanh-gay-ra-nhung-bien-doi-trong-giong-noi

U nang thanh quản mọc ở một bên dây thanh gây ra những biến đổi trong giọng nói

Nguyên nhân dẫn đến u nang thanh quản

Nguyên nhân gây u nang dây thanh vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, tuy nhiên đa số các nhà khoa học cho rằng, tình trạng này được hình thành dựa trên sự tắc nghẽn các tuyến chất nhầy ở niêm mạc dây thanh. Vì lý do nào đó mà chất nhầy bị ứ đọng và tích tụ lại, nó sẽ làm kích thước u nang tăng lên. Khi đó, khối u có thể chèn ép các dây thanh âm và ảnh hưởng đến sự rung động bình thường, gây ra những thay đổi trong giọng nói.

Ngoài ra, u nang thanh quản cũng có thể là hệ quả của việc dây thanh bị lạm dụng quá nhiều, lâu ngày dẫn tới viêm, phù nề, xung huyết. Hiện tượng này hay gặp ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…

Triệu chứng của u nang thanh quản

Triệu chứng điển hình của u nang thanh quản là khàn tiếng, yếu giọng do hai dây thanh khép không kín, rung động không đều. Mức độ khàn tiếng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số lượng và vị trí của các u nang.

Một số người còn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khác như khó thở vì bị co thắt thanh quản, khó nuốt, đau tai và ho ra máu. Đau tai là biểu hiện của việc dây thần kinh phế vị bị kích thích và thường không phải do khối u ác tính phát triển nhanh chóng gây ra.

Vậy u nang dây thanh quản có nguy hiểm không?

U nang dây thanh quản không nguy hiểm bởi đây là tổn thương lành tính và không có khả năng phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, giống như hạt xơ hay polyp, u nang tác động trực tiếp đến việc đóng mở bình thường của dây thanh, từ đó làm thay đổi cách mà không khí đi qua. Hệ quả là giọng nói sẽ bị biến dạng, âm thanh phát ra không tròn vành, rõ chữ. Nếu khối u phát triển đến một kích thước quá lớn có thể chèn ép đường thở và gây ra những vấn đề trong hô hấp.

Khoi-u-co-the-chen-ep-thanh-quan-gay-kho-tho

Khối u có thể chèn ép thanh quản gây khó thở

Điều trị u nang thanh quản như thế nào?

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị bất cứ tổn thương lành tính nào ở thanh quản là cho giọng nói nghỉ ngơi để dây thanh âm có thời gian phục hồi. Đối với u nang, tùy vào mức độ ảnh hưởng và kích thước mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp cắt bỏ.

Dùng thuốc làm giảm triệu chứng

Mục tiêu chính trong điều trị u nang thanh quản là giảm sưng, giảm viêm nhằm cải thiện giọng nói cho người bệnh. Điều này thường bắt đầu từ các biện pháp nội khoa như dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề kết hợp kháng sinh. Trường hợp điều trị bằng thuốc chống viêm corticoid mà các triệu chứng, tổn thương thực thể không cải thiện thì cũng được coi là một cơ sở để chẩn đoán u nang.

Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi khối u có kích thước quá lớn, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và thở của người bệnh nhưng không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa. Bóc tách giúp loại bỏ nhanh khối u nhưng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương xâm lấn và chèn ép trước đó.

Đồng thời, làm thế nào để biểu mô ít bị tổn thương nhất cũng rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của dây thanh âm, cũng như quyết định giọng nói có trở về như ban đầu không. Nếu có rủi ro trong quá trình thực hiện hoặc khối u chưa được cắt bỏ hoàn toàn, tổn thương vẫn sẽ tiến triển và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo.

Sử dụng thảo dược rẻ quạt

Rẻ quạt đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đặc tính này là do trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Vì vậy, rẻ quạt còn được coi là kháng sinh thực vật giúp chống lại các tình trạng nhiễm trùng hô hấp một cách tự nhiên. Từ đó, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như ho, đau họng, khàn tiếng… và phòng tránh tái phát hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thảo dược rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, bồ công anh và sói rừng trong sản phẩm hỗ trợ dạng viên nén tiện dùng. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, sản phẩm chứa rẻ quạt có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.

Su-dung-re-quat-giup-chong-viem-giam-khan-tieng-do-bi-u-nang-thanh-quan

Sử dụng rẻ quạt giúp chống viêm, giảm khàn tiếng do bị u nang thanh quản

Làm gì để phòng tránh u nang thanh quản?

U nang thanh quản không quá phổ biến và thường gặp ở những người hay phải nói nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra nếu bạn không chăm sóc và bảo vệ giọng nói của mình. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh hiện tượng này:

  • Không nói to, la hét nhằm tránh làm dây thanh bị căng cứng, lâu dần sẽ khó phục hồi.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng với nước muối để giảm viêm, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia hay hút thuốc lá vì đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thanh quản bị viêm.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tự nhiên.
  • Loại bỏ các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, nấm mốc…
  • Điều trị sớm các bệnh hô hấp (nếu có).

Tóm lại, u nang thanh quản không quá đáng ngại nếu bạn phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mọi thắc mắc về tình trạng này, bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2090074012000369

https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0194599817715613