Giọng nói yếu hụt hơi khiến bạn nói được một lúc là mệt, âm thanh phát ra nghe thều thào và rời rạc. Điều này cản trở bạn duy trì một cuộc nói chuyện bình thường và gây ra không ít bất lợi trong những buổi diễn thuyết, thảo luận. Để cải thiện chất lượng giọng nói, cách tốt nhất là tìm ra nguyên nhân gây hụt hơi nhằm điều chỉnh cho phù hợp.
Giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì?
Giọng nói yếu hụt hơi là sự suy giảm chất lượng giọng nói và xảy ra khi cơ thể bị suy nhược hoặc thiếu năng lượng trong quá trình tạo ra âm thanh. Tình trạng này là kết quả của việc thay đổi chức năng ở các nếp gấp thanh quản, từ đó ảnh hưởng đến vùng rung của dây thanh.
Hụt hơi, giọng nói yếu xảy ra khi bạn bị thiếu năng lượng trong quá trình tạo ra âm thanh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc giọng nói yếu hụt hơi, đơn giản nhất là bạn lấy hơi sai cách nên âm thanh phát ra không được tròn vành, rõ chữ. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của các bệnh như:
- Viêm thanh quản: Các sắc thái và chất lượng của âm thanh được điều chỉnh bởi những cơ bên trong thanh quản, hình dạng và sức căng của dây thanh âm khi có luồng không khí đi qua. Khi dây thanh âm bị viêm, nó sẽ làm giọng nói yếu hụt hơi kèm theo đau rát họng, ho khan…
- Hạt xơ dây thanh: Khi dây thanh phải hoạt động quá mức (nói nhiều, la lớn, hát…) sẽ làm cho nắp thanh môn không được đóng kín. Tình trạng này thường gây ra khản tiếng kéo dài, giọng nói yếu hụt hơi và nhanh bị mệt.
- Polyp dây thanh: Polyp làm thay đổi cấu trúc dây thanh khiến thanh quản không khép kín, gây nên khản tiếng, mất tiếng, giọng nói yếu hụt hơi, thậm chí kèm theo khó thở.
- Tổn thương dây thần kinh thanh quản: Dây thần kinh chi phối giọng nói nếu bị tổn thương, liệt... thì không thể điều khiển dây thanh để tạo ra giọng nói trong khỏe, thay vào đó là hiện tượng khản tiếng kéo dài, hụt hơi, nói nhanh mệt.
Nói chuyện bị hụt hơi và run có thể do dây thanh gặp các tổn thương
Nói hay bị hụt hơi có ảnh hưởng gì không?
Nếu đột nhiên bạn bị khàn tiếng, giọng nói yếu hụt hơi dần sau một đợt cảm lạnh thông thường thì đó là triệu chứng bình thường và sẽ cải thiện trong vài ngày. Ngược lại, khi bị hụt hơi, nói nhanh mệt trong thời gian dài, những tác động của nó là không hề nhỏ. Cụ thể:
- Hạn chế trong giao tiếp: Giọng nói thều thào, âm thanh phát ra không rõ khiến bạn mất nhiều sức hơn mới nói được nhưng vẫn khó nghe.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Nói chuyện khó khăn khiến người mắc mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người, từ đó các mối quan hệ của họ cũng giảm dần.
- Giảm hiệu suất công việc: Với những người hay phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, diễn viên… thì chuyện bị hụt hơi, giọng yếu và run khiến họ không thể làm tốt công việc của mình, thậm chí phải bỏ nghề.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp: Do ngại nói nên tuyến nước bọt hoạt động kém tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đây chính là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác.
Giọng nói yếu hụt hơi ảnh hưởng lớn đến công việc của người mắc
Khắc phục hụt hơi, giọng nói run khi nói thế nào?
Tùy vào nguyên nhân làm giọng nói yếu hụt hơi mà có nhiều cách khắc phục khác nhau. Trong trường hợp khàn giọng, hơi bị yếu do sử dụng quá mức thì điều tốt nhất bạn nên làm là cho dây thanh quản nghỉ ngơi. Đồng thời, áp dụng một số biện pháp dưới đây cũng giúp giọng nói nhanh cải thiện:
Tập lấy hơi và nói chuyện đúng cách
Muốn âm thanh phát ra rõ ràng, trong trẻo, không bị hụt hơi và mệt khi nói, việc kiểm soát hơi thở là yếu tố quan trọng.
Lấy hơi ngực
Cơ hoành ở bụng sẽ giúp chúng ta lấy được hơi dày và giữ ở đây lâu hơn. Nếu vai nhướn, ngực phình to khi nói, bạn sẽ rất dễ mệt. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “hà” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen, cải thiện tình trạng hụt hơi.
Mở khẩu hình vừa đủ
Việc giọng nói yếu hụt hơi và run có thể do bạn mở miệng quá to hoặc quá nhỏ. Lúc này, bạn nên điều chỉnh lại khẩu hình của mình bằng cách mở miệng theo chiều rộng, nghĩa là hàm dưới đi xuống, đồng thời khớp nối của hàm dưới và hàm trên cũng được mở ra, hạn chế mở theo chiều ngang vì sẽ làm âm thanh bị chói và méo.
Giữ thanh quản thật thoải mái
Nhiều người có thói quen hạ thấp thanh quản khi nói chuyện hoặc nhướn lên cao. Khi đó, giọng nói được phát ra không những không vang mà sẽ ồm ồm, the thé, hụt hơi, cảm giác hơi thở đi ra nhiều và mệt hơn. Vì thế, bạn hãy giữ thanh quản thật thoải mái và nói chuyện với tốc độ bình thường để giọng nói không bị run khi nói chuyện.
Giữ cho thanh quản thoải mái sẽ giúp hơi dài hơn, giảm tình trạng run khi nói
Điều trị các bệnh lý gây hụt hơi khi nói
Đối với những đối tượng có giọng nói yếu hụt hơi do mắc các tổn thương ở dây thanh như hạt xơ, polyp hay u nang, việc điều trị thường bắt đầu bằng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Chăm sóc giọng nói thông qua việc uống nhiều nước, dùng viên ngậm hay sử dụng máy tạo độ ẩm cũng giúp thanh quản của bạn dễ chịu hơn. Nếu việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả như mong muốn, can thiệp phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm trả lại sự trong sáng của giọng nói.
Sử dụng thảo dược giúp cải thiện khàn tiếng nói hụt hơi
Dù giọng nói yếu hụt hơi do nguyên nhân gì thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, công việc của người mắc. Do đó, bên cạnh việc thực hiện đúng các kỹ thuật âm thanh, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ họng, nâng đỡ thanh quản, cổ họng là điều cần thiết.
Những thảo dược này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức khỏe cổ họng hiệu quả. Điều quan trọng là 4 thảo dược này rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Việc kết hợp thảo dược trong khắc phục khàn giọng mất tiếng cũng góp phần làm giảm các tác dụng phụ của thuốc và những biện pháp điều trị khác.
Tóm lại, giọng nói yếu hụt hơi có thể là bản chất giọng của mỗi người hoặc do một số tổn thương gây ra. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, hãy thực hiện các biện pháp luyện phát âm sẽ giúp cải thiện dần dần chất lượng giọng nói.
Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn tham khảo:
https://sltforkids.co.uk/voice-clinic/problems-we-help/weak-voice/
https://www.medicinenet.com/cough_hoarse_voice_and_shortness_of_breath/multisymptoms.htm
https://enticare.com/2020/10/26/what-causes-a-raspy-or-weak-voice/