Bị khản tiếng không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Đáp án chính là bất cứ thứ gì có thể gây kích thích cho thanh quản và khiến cổ họng của bạn nhạy cảm hơn. Thực tế, việc tránh những thực phẩm bất lợi sẽ giúp thanh quản bớt khó chịu và giảm tác động đến các vết thương. Những thông tin về chế độ ăn uống cho người bị khản tiếng có trong bài viết sau sẽ giúp ích cho bạn.

Thực phẩm bạn cần tránh xa khi bị khản tiếng

Có khá nhiều thực phẩm, đồ uống sẽ ảnh hưởng đến giọng nói của bạn và khiến tình trạng khản tiếng trở nên tồi tệ hơn, bao gồm:

Những món ăn cay nóng

Những thực phẩm cay nóng thường không tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, khản giọng, mất tiếng. Bởi thức ăn cay nóng sẽ làm trầm trọng thêm các mô bị viêm trong cổ họng của bạn và khiến cơn đau tồi tệ hơn.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán

Người bị khản giọng, mất tiếng nên tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ vì triệu chứng của khản giọng mất tiếng chính là đau họng nên việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Việc ăn các loại thực phẩm chiên, rán sẽ trực tiếp gây tổn thương cho niêm mạc họng, rất bất lợi cho sự hồi phục của bệnh. Vì thế, bị khản tiếng không nên ăn gì thì đồ ăn nhiều dầu mỡ là lưu ý bạn cần nhớ.

Do-an-chua-nhieu-dau-mo-co-the-lam-ton-thuong-niem-mac-hong-va-thanh-quan

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tổn thương niêm mạc họng và thanh quản

Các loại bánh kẹo quá ngọt

Nếu không muốn họng khó chịu và tình trạng khản tiếng trầm trọng hơn thì bạn nên tránh đường. Đường chính là thủ phạm làm tăng tiết dịch đờm và gây khó chịu cho cổ họng. Tiêu thụ quá nhiều đường cũng phát triển các bệnh viêm đường hô hấp vì thức ăn của vi khuẩn chính là những loại thực phẩm giàu chất ngọt.

Đồ uống chứa chất kích thích

Bị khản tiếng không nên ăn gì? Hãy nói không với rượu, bia hay bất kỳ chất kích thích nào khác bởi chúng có thể gây kích ứng cho dây thanh quản và làm giọng nói bị biến đổi. Mặt khác, những đồ uống này còn giảm tiết nước bọt và gây đau đớn cho cổ họng.

Thực phẩm có tính axit

Thực phẩm có tính axit như cà chua, dưa, cà muối và trái cây có múi (cam, quýt, bưởi…) có thể gây khó chịu cho cổ họng. Chúng cũng có thể dẫn tới tình trạng trào ngược thực quản, phá hủy các mô xung quanh thanh quản, gây ra khàn tiếng.

Thức ăn thô cứng, khó nhai

Nếu đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi bị khản tiếng không nên ăn gì thì câu trả lời chính là thức ăn thô cứng, khó nhai. Thức ăn thô như rau sống thường làm trầm trọng thêm tình trạng đau họng, trong khi ngũ cốc, bánh quy giòn và những loại tương tự cũng có thể gây kích ứng cho dây thanh âm vì kết cấu cứng.

Khoai-tay-chien-co-the-gay-kich-ung-cho-niem-mac-hong-va-thanh-quan

Khoai tây chiên có thể gây kích ứng cho niêm mạc họng và thanh quản

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Khi bạn uống sữa, nó sẽ làm tăng chất nhầy ở phía sau mũi và cổ họng. Điều này có thể làm cho giọng nói của bạn không rõ ràng và khiến bạn ho, hắng giọng thường xuyên hơn, từ đó làm tổn thương dây thanh quản.

Vậy bị khàn tiếng nên ăn gì để giọng nói trong hơn?

Những thông tin bên trên đã làm rõ cho việc bị khản tiếng không nên ăn gì. Vậy đâu là những thực phẩm nên ăn để cổ họng bớt đau và kích thích?

Uống nhiều nước

Đôi khi, khản tiếng có thể do khoang miệng thiếu nước làm cổ họng bị khô và kích ứng. Nước giúp bôi trơn thanh quản, giảm viêm nhiễm và hạn chế hơi thở có mùi. Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị khổ cổ và ngăn chặn khản tiếng nặng hơn.

Thực phẩm có tác dụng chống viêm

Gừng, tỏi hay nghệ không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn có tác dụng tuyệt vời trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp. Bổ sung những gia vị này không chỉ giúp giảm đau họng, cải thiện viêm mà còn phục hồi các tổn thương một cách tự nhiên.

Trà thảo mộc

Trong khi caffeine có thể tác động tiêu cực đến giọng nói của bạn thì trà thảo mộc sẽ làm ấm các dây thanh quản. Uống một tách trà thảo mộc mỗi ngày như trà chanh và mật ong, giọng nói của bạn sẽ dần dần được cải thiện.

Tra-thao-moc-lam-am-day-thanh-quan-va-giam-khan-tieng

Trà thảo mộc làm ấm dây thanh quản và giảm khản tiếng

Món ăn có kết cấu mềm

Các món ăn mềm, lỏng như cháo, súp… là những lựa chọn tuyệt vời cho người bị khàn tiếng vì dễ nhai và không gây đau khi nuốt. Chúng không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Một số lưu ý khác mà người bị khản tiếng cần nhớ

Khi bị khản tiếng, bên cạnh việc tránh những thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng cho thanh quản và cổ họng, bạn cũng nên lưu tâm đến một số khía cạnh khác để cải thiện giọng nói nhanh hơn. Cụ thể:

  • Không hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc lá vì dễ làm thanh quản bị kích thích.
  • Loại bỏ các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi…
  • Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc thông mũi hay giảm tiết dịch mũi.
  • Hạn chế nói to, hét lớn hay thì thầm mà hãy để dây thanh âm được nghỉ ngơi trong vài ngày.
  • Đeo khẩu trang nếu làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
  • Cố gắng tránh hắng giọng vì điều này sẽ làm tăng tình trạng viêm và kích ứng.
  • Kết hợp với các giải pháp hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt. Trong rẻ quạt chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, rẻ quạt vừa tăng cường sức đề kháng cho các tế bào dây thanh âm đang tổn thương hoặc dễ bị kích ứng, vừa phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Re-quat-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-va-giam-khan-tieng-hieu-qua

Rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm khản tiếng hiệu quả

Như vậy, bị khản tiếng không nên ăn gì đã được giải đáp. Tránh tiêu thụ những thực phẩm bất lợi, ăn uống lành mạnh để giọng nói sớm trở về như ban đầu, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh