Thuốc long đờm rất hay được dùng trong điều trị các bệnh ở đường hô hấp. Khi bạn bị ốm, đờm sẽ được sản xuất nhiều hơn như một cách để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, đờm nhầy dính đặc ở cổ họng rất khó chịu và gây ra những rắc rối nhất định. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể dùng các thuốc long đờm.
Thuốc long đờm là gì? Các loại thuốc chính
Thuốc long đờm là thuốc có tác dụng làm lỏng dịch tiết từ niêm mạc khí quản, phế quản bằng cách thay đổi cấu trúc của dịch nhầy. Điều này giúp làm giảm độ nhớt và đặc của đờm. Khi đó, chất nhầy di chuyển dễ dàng hơn, từ đó bị tống khứ ra khỏi đường hô hấp thông qua việc ho khạc.
Thuốc long đờm có rất nhiều tên gọi như thuốc tiêu đờm, thuốc tan đờm, thuốc loãng đờm hay thuốc tiêu nhầy. Thuốc thường được chỉ định cho người bị ho có đờm.
Sử dụng thuốc giúp làm loãng đờm ở mũi và họng cho người bệnh
Dựa theo cơ chế tác dụng mà thuốc long đờm được phân làm 2 nhóm chính như sau:
Thuốc long đờm tác dụng tăng bài tiết dịch đường hô hấp
Thuốc long đờm này làm tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, đồng thời tăng thể tích và giảm độ nhớt của chất nhầy. Thuốc bảo vệ niêm mạc thông qua hoạt động của hệ thống lông mao, hỗ trợ đẩy nhanh chất nhầy ra ngoài.
Một số hoạt chất có tác dụng long đờm ở nhóm này là các muối amoni, muối iod như natri iodid, kali iodid, natri benzoat…
Thuốc long đờm phá hủy cấu trúc đờm
Các thuốc long đờm nhóm này thay đổi cấu trúc bằng cách phá hủy cấu trúc hóa học liên kết của đờm. Nhờ đó giảm độ nhớt và độ quánh của chất nhầy mà không làm tăng thể tích hay khối lượng. Vì vậy, đờm nhầy dễ bị tống ra khỏi đường hô hấp nhờ hệ thống lông chuyển hay khi ho khạc.
Các hoạt chất thuộc nhóm này phổ biến là acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine…
Một số loại thuốc long đờm thường gặp hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc long đờm khác nhau, tùy vào mục đích mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh. Sau đây là một số loại thuốc long đờm phổ biến:
Thuốc tiêu đờm acetylcystein
Acetylcystein được sử dụng trong các bệnh hô hấp có đờm nhầy quánh, ví dụ viêm phế quản cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để giải độc khi quá liều paracetamol. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn vì nguy cơ phản ứng co thắt phế quản. Mặt khác, không dùng acetylcystein đồng thời với các thuốc chống ho hoặc bất kỳ thuốc nào làm giảm bài tiết dịch đờm.
Acetylcystein là một thuốc long đờm phổ biến trong điều trị ho có đờm
Thuốc long đờm bromhexin
Bromhexin được sử dụng để điều trị những rối loạn hô hấp có biểu hiện ho đờm. Trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bromhexin giúp tăng khả năng đáp ứng của kháng sinh với vi khuẩn bằng cách tăng sự xâm nhập của thuốc vào dịch bài tiết phế quản.
Lưu ý, người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, bệnh hen, suy gan hoặc suy thận nặng không nên dùng thuốc này. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ enzym gan, chóng mặt, nhức đầu, phát ban ở da. Nếu dùng thuốc ở dạng khí dung, bromhexin đôi khi gây ho hoặc co thắt phế quản khi người bệnh có cơ địa nhạy cảm.
Thuốc tan đờm có chứa ambroxol
Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin nên cơ chế hoạt động và tác dụng tương tự như bromhexin. Thuốc giúp đờm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ dàng tống khứ ra ngoài.
Thuốc được dùng cho các trường hợp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và trong các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.
Thuốc chứa ambroxol giúp làm giảm độ nhớt và độ đặc của đờm
Hướng dẫn sử dụng thuốc long đờm đúng cách
Thuốc long đờm là một phần không thể thiếu trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc long đờm chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng nên đóng vai trò hỗ trợ. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc và sử dụng theo đúng thời gian quy định, trung bình từ 8 - 10 ngày, hạn chế kéo dài.
- Nên phối hợp vỗ rung hoặc hút đờm (nếu cần thiết) cùng với thuốc để đờm có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản, dạ dày do thuốc long đờm có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
- Không kết hợp thuốc long đờm và thuốc ho bởi sẽ làm đờm tiết ra nhiều hơn, khó khạc ra ngoài.
- Những thuốc có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, dị ứng như Acetylcystein không nên dùng với thuốc chống ho hoặc thuốc có tác dụng làm giảm bài tiết dịch phế quản.
- Thuốc long đờm chỉ nên dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Với trẻ dưới 12 tuổi, nên sử dụng các biện pháp hỗ trợ như hút đờm, vỗ rung…
Không dùng thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi
Các biện pháp giảm ho, long đờm tự nhiên
Ngoài thuốc long đờm, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên để giảm ho, long đờm như:
- Xông hơi: Hơi ẩm giúp mở đường thở, phá vỡ đờm, hỗ trợ phản xạ ho nhằm tống khứ đờm ra ngoài.
- Uống nhiều nước: Nước làm loãng chất nhầy, duy trì độ ẩm cần thiết cho niêm mạc họng.
- Tắm nước ấm: Khi có quá nhiều đờm trong cổ họng, đường dẫn khí có thể bị tắc nghẽn gây khó thở. Hít hơi nóng thông qua việc tắm nước ấm sẽ làm loãng đờm và giúp thông thoáng đường thở.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói thuốc lá, nấm mốc…
- Sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính rẻ quạt: Nghiên cứu cho thấy, rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Để củng cố thêm các tác dụng này, các nhà khoa học đã kết hợp rẻ quạt cùng bán biên liên, bồ công anh, sói rừng và bào chế bằng công nghệ lượng tử thành dạng viên nén tiện dùng, mang tên Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho có đờm, đau họng, khàn tiếng… hiệu quả.Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Tiêu Khiết Thanh - Giúp giọng nói trong sáng, khỏe mạnh hơn được 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm ho, long đờm hiệu quả.
Tiêu Khiết Thanh được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc gần nhà.
Tóm lại, thuốc long đờm là một giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi những khó chịu khi đường thở bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng. Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.
Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn hãy ngay tới số 0332939354 hoặc đặt câu hỏi trong phần bình luận, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.