Bị khàn tiếng uống thuốc gì là vấn đề khiến nhiều người bận tâm vì tình trạng này rất dễ tiến triển nặng và tái phát. Từ đó khiến người bệnh gặp những bất tiện khi truyền đạt thông tin, gây khó khăn và làm giảm hiệu suất công việc. 

Người bị khàn tiếng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Người bị khàn tiếng thường có những biểu hiện như giọng khàn đặc, âm giọng rè, khó nói,.... Những yếu tố gây nên tình trạng này thường liên quan đến thời tiết, các chất kích thích hoặc nói nhiều bị khàn tiếng. Để điều trị, bạn cần khắc phục nguyên nhân gây bệnh và sử dụng một số loại thuốc theo gợi ý như sau:

Thuốc tây y điều trị khàn tiếng

Khản giọng mất tiếng uống thuốc gì nhanh khỏi thường không thể không nhắc đến thuốc tây y, một trong những biện pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn vì mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để áp dụng mức liều lượng hợp lý.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị tình trạng khản tiếng, mất giọng là: 

  • Thuốc kháng sinh: Cephamycins, cephalosporin, ampicillin, amoxicillin,... 
  • Giảm đau: Paracetamol là thuốc thường dùng nhất, chỉ sử dụng thuốc khác như aspirin trong trường hợp nghiêm trọng hoặc paracetamol không phát huy tác dụng.
  • Vitamin: Vitamin C thường được sử dụng kèm theo giúp tăng cường sức đề kháng.

Thuốc tây y hầu như luôn phát huy công dụng rất nhanh nhưng thường đi kèm một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn,... Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên ngừng thuốc ngay và đi thăm khám để được điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp hơn.

truoc-khi-su-dung-thuoc-tay-y-benh-nhan-can-phai-tham-kham-va-tham-van-y-kien-cua-bac-si.webp

Trước khi sử dụng thuốc tây y, bệnh nhân cần phải thăm khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ

Bài thuốc chữa khàn tiếng từ đông y

Các thành phần từ bài thuốc đông y hoàn toàn đến từ thiên nhiên, trong quá trình điều trị không phải bận tâm về những tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, vị thuốc thường khó uống, khiến nhiều người dè chừng và không muốn điều trị với thuốc đông y. 

Những nguyên liệu này rất thân thuộc với mọi gia đình, vì vậy bạn có thể chế biến và sử dụng ngay tại nhà mỗi khi bị khàn tiếng:

  • Trà gừng mật ong: Sơ chế gừng tươi thật sạch và cho vào nước, đun khoảng 10 phút cho trà ngấm rồi pha ra cốc. Sau khi nguội bớt khuấy vào 2 muỗng mật ong và cuối cùng là thưởng thức. 
  • Tỏi: Bạn có thể thêm tỏi vào những món ăn hằng ngày như rau xào, salad,... hoặc ăn sống. Với thành phần giàu chất chống oxy hóa, tỏi có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
  • Giá đỗ: Thành phần của giá đỗ chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng rất tốt trong việc chữa khàn tiếng. Bạn có thể thêm nó vào bữa ăn hằng ngày, vắt lấy nước để súc miệng hoặc đun sôi với nước muối khoảng 10 - 15 phút, sau đó dùng từng ngụm nhỏ giúp làm giảm những cảm giác khó chịu. 
  • Lá hẹ: Rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ và đem đi hấp. Sau đó chỉ cần chờ nguội bớt và dùng ngay. Có thể hòa vào một ít mật ong để giảm vị khó ăn của hẹ.

Thảo dược hỗ trợ cải thiện khàn tiếng

Bên cạnh các thuốc tây y hay mẹo dân gian, bạn có thể dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm khàn tiếng từ thảo dược, với những thành phần tiêu biểu như:

  • Rẻ quạt: Còn được gọi là lưỡi đòng hay xạ can, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được áp dụng trong những bài thuốc chữa khản tiếng, ho có đờm, viêm họng.
  • Sói rừng: Là một trong những vị thuốc chuyên trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,... mang lại hiệu quả đáng kể cho những người thường xuyên nói nhiều bị khàn tiếng, mất tiếng.
  • Bồ công anh: Loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ cơ thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
  • Bán biên liên: Hoạt chất lobelin có trong bán biên liên giúp kích thích hô hấp, hỗ trợ giảm tình trạng sưng đau, khản giọng.

san-pham-ket-hop-tu-cac-loai-thao-duoc-thien-nhien-la-dap-an-hoan-hao-cho-nhung-ai-chua-biet-bi-khan-tieng-uong-thuoc-gi.webp

Sản phẩm kết hợp từ các loại thảo dược thiên nhiên là đáp án hoàn hảo cho những ai chưa biết bị khàn tiếng uống thuốc gì?

Lưu ý khi dùng thuốc chữa trị khàn tiếng

Ngoài việc tìm ra đáp án cho câu hỏi khàn tiếng uống thuốc gì, việc chăm sóc sức khỏe hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Kiên trì: Với các loại thuốc tây y, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, không nên tự ý ngưng thuốc khi các dấu hiệu mới thuyên giảm. Nếu điều trị với thảo dược thiên nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo, không nên bỏ dở giữa chừng.
  • Nghỉ ngơi: Hãy để cổ họng của bạn có thời gian bình phục một cách tốt nhất bằng cách hạn chế nói lớn, nói nhiều.
  • Giữ ấm: Trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp, bạn nên giữ ấm vùng cổ với áo len cổ cao, khăn choàng, dùng khẩu trang,... để tránh việc tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.
  • Uống nhiều nước: Một ly nước ấm sẽ giúp vùng cổ họng giữ được độ ẩm cần thiết, làm giảm những cảm giác khó chịu. Bạn có thể pha nước ấm với mật ong, chanh, gừng,... để tăng cảm giác ngon miệng, đồng thời những hoạt chất từ thiên nhiên rất có ích đối với tình trạng khàn tiếng, mất giọng.
  • Tránh xa các chất kích thích: Để có thể phục hồi tốt, bạn cần tránh xa và bảo vệ bản thân khỏi những tác động gây hại như thuốc lá, khói bụi,... 

cai-thien-khan-tieng-voi-cac-loai-thao-duoc-mang-lai-hieu-qua-tot-it-gay-tac-dung-phu-nhung-ban-can-kien-tri.webp

Cải thiện khàn tiếng với các loại thảo dược mang lại hiệu quả tốt, ít gây tác dụng phụ nhưng bạn cần kiên trì 

Làm thế nào để tránh bị khàn tiếng?

Bị khàn tiếng uống thuốc gì là vấn đề khá nan giải, tuy nhiên làm thế nào để phòng tránh cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng bởi hiện tượng này rất dễ tái phát. Để tránh bị khàn tiếng, bạn cần ghi nhớ và điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt như sau:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Vùng cổ họng thường xuyên bị khô là điều kiện tuyệt vời cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Để hạn chế điều này, ngoài việc uống nhiều nước, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm không khí đặt trong phòng, vừa có thể lọc bớt bụi bẩn lại giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nước là yếu tố quan trọng hỗ trợ cơ thể thanh lọc các chất gây hại. Riêng với vùng cổ họng, nước giúp làm loãng chất nhầy và cân bằng độ ẩm cần thiết.
  • Rửa tay thường xuyên: Vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào đường hô hấp nếu dùng tay bẩn chạm vào mũi, miệng. Thế nên, bạn hãy nhớ thường xuyên rửa tay. Việc hắng giọng nhiều sẽ gây kích thích và tăng nguy cơ viêm dây thanh âm của bạn.
  • Tránh xa các yếu tố độc hại từ môi trường: Ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc, luôn dùng khẩu trang khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi bụi bặm, các chất hóa học độc hại,...

thuc-hien-tot-cac-bien-phap-phong-benh-giup-ban-ngan-ngua-khan-tieng-tai-phat.webp

Thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh giúp bạn ngăn ngừa khàn tiếng tái phát

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã tìm được giải pháp thỏa đáng cho câu hỏi bị khàn tiếng uống thuốc gì. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa thể trả lời, hãy comment dưới đây và cho chúng tôi thông tin liên lạc để được hướng dẫn, tư vấn một cách chi tiết.