Khản tiếng, hụt hơi là tình trạng phổ biến ở những người có đặc thù nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói thường xuyên như: Giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,... Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách điều trị ra sao? Mời bạn theo dõi trong bài viết này!

Khản tiếng, hụt hơi kéo dài có thể cảnh báo những bệnh lý nào?

Khản tiếng là sự thay đổi bất thường về cao độ, âm lượng của giọng nói. Đây là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng tại dây thanh âm suy yếu, nên dễ bị ảnh hưởng bởi một sự tác động nào đó (virus, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường, trào ngược axit dạ dày,...) dẫn đến sưng, viêm khiến bộ phận này rung động không đều hoặc phù nề, không khép kín.

Nếu khản tiếng đi kèm hiện tượng hụt hơi, nói nhanh mệt, đau rát họng kéo dài thì bạn cần hết sức lưu ý, bởi đây có thể là những triệu chứng của một số bệnh lý tại thanh quản như:

Viêm thanh quản mạn

Viêm thanh quản mạn là tình trạng thanh quản bị viêm, kéo dài trên 3 tuần, với biểu hiện phổ biến nhất là khản tiếng, hụt hơi, đau rát họng,... do hai dây thanh bị sưng, phù nề, khiến các mép của chúng không thể rung một cách linh hoạt.

Tổn thương thực thể tại dây thanh

Một số tổn thương thực thể tại thanh quản như hạt xơ dây thanh, polyp, u nang dây thanh thường hình thành do “lạm dụng” giọng nói thường xuyên, không cho dây thanh có thời gian nghỉ ngơi và “phục hồi” các tổn thương. Về lâu dài, khiến niêm mạc thanh quản bị suy yếu, hình thành các khối u lành tính hoặc hạt xơ. Những tổn thương này có thể làm thay đổi cách không khí đi qua, hoặc cản trở hoạt động của 2 dây thanh nên sẽ làm biến đổi giọng nói bình thường, dẫn tới khản tiếng kéo dài, âm phát ra yếu, khản đặc, không rõ âm tiết, hụt hơi, nói nhiều bị mệt.

Ung thư

Bên cạnh các bệnh lý thông thường không nguy hiểm thì khản tiếng, hụt hơi kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số loại ung thư. Triệu chứng ban đầu đôi khi chỉ là khản tiếng, nói nhanh mệt, sau nhiều tháng mới xuất hiện các dấu hiệu khác như: Khó thở, ho ra máu, nuốt đau,... giống như trong bệnh ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp,...

Điều trị khản tiếng, hụt hơi theo tây y có nhược điểm gì?

Có thể nhận thấy, khản tiếng, hụt hơi kéo dài thường cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, mục tiêu điều trị cho tình trạng này được đặt ra là:

- Trước hết, cần cải thiện nhanh triệu chứng khản tiếng, hụt hơi, nói nhanh mệt, lấy lại giọng nói trong sáng.

- Sau đó, hướng tới cải thiện các tổn thương mạn tính, tăng cường sức đề kháng dây thanh, ngăn ngừa khản tiếng tái phát bền vững.

Hiện nay, tây y vẫn là phương pháp được nhiều người nghĩ tới đầu tiên để điều trị khản tiếng, hụt hơi. Thế nhưng, đây chưa phải là biện pháp tối ưu vì vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Cụ thể, việc sử dụng thuốc tây thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng trước mắt chứ chưa đi sâu vào căn nguyên, không giúp ngăn ngừa khản tiếng tái phát. Bên cạnh đó, dùng thuốc kéo dài thường gây ra những tác dụng phụ như:

- Kháng thuốc: Lạm dụng kháng sinh, nhất là ở đối tượng trẻ em có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, trong một số trường hợp còn dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm, khản tiếng dễ tái phát hơn.

- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau thường dẫn đến tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày, rối loạn quá trình tạo máu, hoặc gây hại cho gan - thận,...

Bên cạnh đó, với các trường hợp khản tiếng, hụt hơi kéo dài do tổn thương thực thể như: Hạt xơ, polyp, u nang nếu điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả thì người bệnh buộc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật xong, khản tiếng vẫn có thể tái phát. Hơn thế, phẫu thuật cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như: Sốc phản vệ với thuốc gây mê, thời gian phục hồi lâu, hoặc để lại sẹo trên dây thanh,... Vậy thì, liệu có biện pháp nào giúp cải thiện khản tiếng, hụt hơi, khắc phục được tất cả các nhược điểm kể trên?