Khàn tiếng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy phải làm gì để cải thiện giọng nói và khi nào nên đến gặp bác sĩ? Nếu bạn đang gặp tình trạng khàn tiếng kéo dài, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tại sao bạn bị khàn tiếng kéo dài mãi không khỏi?
Có nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài, đơn giản là do nói nhiều, la hét quá mức, nghiêm trọng hơn có thể do viêm thanh quản, các khối u trên dây thanh âm như u nang, u nhú, polyp và nốt thanh âm,...
Nguyên nhân gây khàn tiếng thông thường
Khàn tiếng là triệu chứng phổ biến thường gặp, đặc biệt vào những lúc giao mùa, có thể do bạn la hét hay nói nhiều, do thay đổi thời tiết, hoặc vài nguyên nhân thông thường khác. Chẳng hạn:
- Nói nhiều, la hét to: Nói hay hát nhiều trong một thời gian dài, hét to quá mức khiến dây thanh quản bị tổn thương, có thể gây đau họng và khàn tiếng.
- Dị ứng theo mùa: Dị ứng thời tiết, phấn hoa, khói bụi… có thể gây kích ứng, khó chịu đường thở.
- Hút thuốc: Hút thuốc hay hít phải khói thuốc từ người xung quanh lâu ngày có thể khiến dây thanh quản phồng lên làm thay đổi giọng nói, cổ họng có đờm, tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư phổi.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng viêm chứa corticosteroid, thuốc kháng histamine, thuốc lợi tiểu,... có thể gây khó nói, khàn giọng.
- Xuất huyết nếp gấp thanh quản: Khi một mạch máu trên bề mặt nếp gấp thanh quản bị vỡ có thể gây khàn tiếng nhanh chóng. Lúc này bạn cần nghỉ ngơi và liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
- Dậy thì: Nam giới tuổi dậy thì khiến giọng nói khàn, trầm hơn.
Giáo viên giảng bài nhiều dễ bị khàn tiếng kéo dài
Nguyên nhân khàn tiếng từ bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thông thường, việc khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác. Cụ thể:
- Viêm thanh quản mạn tính: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây khàn tiếng kéo dài. Viêm thanh quản mạn tính do các nguyên nhân phức tạp như: Trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn nấm, ký sinh trùng,..
- Bệnh đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, viêm phế quản hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn tới viêm dây thanh quản gây khàn tiếng kéo dài hoặc thậm chí mất giọng.
- Viêm amidan: Viêm amidan có thể gây khàn giọng, nghẹt thở, kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, sưng amidan, đau họng gây khó nuốt.
- Viêm khớp dạng thấp (RA): RA có thể ảnh hưởng tới khớp cricoarytenoid - một khớp nhỏ ở cổ gần dây thanh âm - gây khó nói, khó thở, khàn tiếng kéo dài.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Do tuyến giáp nằm ngay trước các dây thần kinh thanh quản nên cường giáp, suy giáp hay ung thư tuyến giáp có thể là nguyên nhân dẫn tới khàn tiếng kéo dài.
- Các bệnh về thần kinh: Bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc bệnh nhược cơ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thanh quản gây khàn giọng, khó nói.
- Liệt dây thanh: Chấn thương hay khối u ở đầu, ngực, cổ có thể gây liệt các nếp gấp thanh quản ảnh hưởng tới giọng nói.
- Các nốt thanh âm, u nang và polyp: Đây là những khối u lành tính xuất hiện dọc nếp gấp dây thanh. Nốt thanh âm mọc thành từng cặp đối diện nhau do dây thanh quản hoạt động quá nhiều tạo ma sát liên tục. U nang là một mô cứng phát triển bất thường bên trong dây thanh âm. Polyp thường chỉ xuất hiện một bên của nếp gấp thanh quản.
- Tế bào tiền ung thư: Dây thanh âm hoạt động không bình thường do các tế bào ung thư phát triển đè lên gây ra tình trạng khàn tiếng kéo dài, thay đổi giọng nói.
- Trào ngược dạ dày (GERD): Bệnh trào ngược dạ dày khiến axit trào lên cổ họng và dây thanh quản, gây kích ứng cổ họng, lâu ngày dẫn tới tổn thương thanh quản. Thông thường, tình trạng khàn giọng sẽ rõ rệt vào buổi sáng.
Khàn tiếng kéo dài là triệu chứng khá thông thường, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 ngày, có hoặc không kèm theo các dấu hiệu bất thường như ho, khó thở,... bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe và liên hệ ngay với bác sĩ.
Trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài
Các cách điều trị khàn tiếng hiện nay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn tiếng kéo dài, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu đang bị khàn tiếng, dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà đơn giản giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:
- Hạn chế nói chuyện: Nghỉ ngơi là việc cần thiết nhất giúp dây thanh âm giảm viêm và kích ứng.
- Súc miệng nước muối: Hòa tan nửa thìa muối vào một cốc nước ấm, súc miệng và ngậm một lúc ở cổ họng, sau đó nhổ đi. Nước muối ấm giúp giữ ấm cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn có hại, giảm sưng tấy và làm dịu cảm giác ngứa họng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi: Bổ sung độ ẩm giúp cổ họng bớt khô và ngứa ngáy. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể xông hơi với nước nóng 5-10 phút vài lần mỗi ngày.
- Chườm ấm: Sử dụng túi chườm ấm hoặc làm ướt khăn mặt bằng nước nóng rồi chườm ấm cổ họng sẽ giúp làm dịu cơn đau hay ngứa rát ở cổ họng.
- Uống đủ nước: Bổ sung nước cho cơ thể là việc rất cần thiết, nhất là khi bị đau họng. Nước ấm giúp cổ họng luôn ấm và ẩm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, sưng tấy ở dây thanh. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung các thực phẩm chống viêm: Tỏi, gừng, chanh kết hợp với mật ong,... để giúp cải thiện tình trạng đau ngứa họng.
- Sử dụng thuốc: Để điều trị khàn tiếng, đau họng, bạn có thể sử dụng một số loại kháng sinh tổng hợp như: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin,... Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây ra dị ứng, tác dụng phụ nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng.
Uống chanh kết hợp với mật ong giúp giảm đau họng, khàn tiếng
Bên cạnh các biện pháp kể trên, bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để giúp giảm khàn tiếng tốt hơn. Những thảo dược như: Bán biên liên, rẻ quạt, bồ công anh, sói rừng đều là các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm dây thanh quản, viêm amidan, khàn tiếng kéo dài,... hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt có chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Vì vậy, sử dụng các chế phẩm tổng hợp từ rẻ quạt và các thảo dược trên chính là cách hữu hiệu giúp cải thiện khàn tiếng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, sản phẩm chứa 4 thảo dược này được 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.
Một số lưu ý giúp giảm khàn tiếng, phòng tránh tái phát
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là cách tốt nhất để làm giảm và phòng tránh khàn tiếng kéo dài. Sau đây là một số thói quen có lợi giúp cải thiện khàn tiếng mà bạn nên tham khảo:
- Tập uống nhiều nước để giữ cổ họng luôn ẩm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi thường xuyên.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng để tránh cảm lạnh, cúm.
- Với những người có đặc thù công việc phải nói, hát nhiều, nên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
- Không hút thuốc và tránh tiếp xúc khói thuốc.
- Hạn chế sử dụng caffeine và rượu.
- Tránh các chất gây kích ứng cổ họng, chẳng hạn phấn hoa, khói bụi,...
- Súc miệng với nước muối thường xuyên.
- Nếu bị trào ngược dạ dày, cần hạn chế thức ăn béo, đồ chiên hoặc cay nóng.
Không hút thuốc để giảm nguy cơ bị khàn tiếng, cũng như mắc các bệnh về đường hô hấp
Khàn tiếng kéo dài là một tình trạng phổ biến, có thể đến từ những nguyên nhân đơn giản cho tới phức tạp. Bài viết đã tổng hợp khá đầy đủ nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý khi bạn bị khàn tiếng kéo dài. Mọi thông tin chỉ là tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng khàn tiếng kéo dài hay có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.