Mất tiếng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó là yếu tố góp phần làm chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút. Về lâu về dài, tình trạng này còn khiến tâm lý người bệnh không được ổn định. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây mất tiếng để ngăn ngừa và phòng tránh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây mất tiếng do hành vi

Nguyên nhân gây mất tiếng phổ biến nhất thường xuất phát từ chính những hành vi trong cuộc sống. Lạm dụng giọng nói hoặc tâm lý không ổn định đều có thể khiến bạn bị mất tiếng. Cụ thể:

Lạm dụng giọng nói

Tình trạng này thường gặp ở những người có tính chất công việc thường xuyên giao tiếp, nói nhiều, nói liên tục trong thời gian dài hoặc sử dụng giọng hát. Chẳng hạn như ca sĩ, phát thanh viên, giáo viên, MC, diễn viên, nhân viên chăm sóc khách hàng,... Nguyên nhân gây mất tiếng là do thanh quản hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi dẫn tới căng cứng và tổn thương.

Yếu tố tâm lý (trầm cảm, stress, sợ hãi,...)

Căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng quá mức cũng có thể khiến bạn bị mất tiếng. Âm thanh phát ra từ cổ họng lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý người nói. Khi vui mừng, bạn có xu hướng nói to và rõ. Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực khiến bạn không muốn nói hoặc nói thều thào ở cổ họng.

Còn khi sợ hãi tột độ, bạn có xu hướng hét to và hành động này sẽ vô tình bắt thanh quản phải mở rộng để phát ra âm thanh lớn hơn bình thường. Khi đó, bạn có thể bị khàn giọng hoặc mất tiếng.

do-tinh-chat-cong-viec-giao-vien-thuoc-nhom-de-bi-mat-tieng.webp

Do tính chất công việc, giáo viên thuộc nhóm dễ bị mất tiếng

Mất tiếng do tổn thương và cấu trúc bất thường tại thanh quản

Thanh quản là cơ quan chịu trách nhiệm tạo ra âm thanh, góp phần tạo nên giọng nói. Vậy nên, những tổn thương hoặc cấu trúc bất thường tại thanh quản cũng là nguyên nhân làm mất tiếng. Cụ thể:

  • Viêm thanh quản: Đây là bệnh phổ biến gây nên hiện tượng mất tiếng hoặc khàn tiếng tạm thời. Nguyên nhân gây viêm thanh quản thường do virus tấn công, sử dụng giọng nói quá mức hoặc cảm lạnh. 
  • Trào ngược acid dạ dày: Acid dạ dày trào ngược lên cổ họng có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt hoặc mất tiếng. Và đây là một trong những nguyên nhân gây mất tiếng phổ biến.
  • Dây thanh có các tổn thương (hạt xơ, polyp, u nang): Khi phát âm, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh rung động và tạo ra tiếng nói. Nếu dây thanh xuất hiện các khối u, hạt xơ hoặc polyp dày đặc thì luồng hơi không thể thoát ra một cách bình thường, gây ra khàn giọng hoặc tắt tiếng.
  • Liệt dây thần kinh - cơ: Những chấn thương ở ngực hoặc cổ có thể tác động đến dây thần kinh và các cơ xung quanh thanh quản. Từ đó có thể gây ra chứng liệt dây thanh quản làm mất giọng nói.
  • Dị ứng: Khi bị dị ứng, chất nhầy di chuyển từ mũi vào cổ họng gây kích ứng dây thanh âm dẫn đến bạn ho và đằng hắng nhiều hơn. Cả hai phản xạ này đều có thể làm tổn thương dây thanh quản.
  • Xuất huyết dây thanh: Lạm dụng giọng nói quá mức khiến mạch máu trên bề mặt dây chằng và các mô mềm ở dây thanh bị vỡ nứt gây xuất huyết dây thanh. Và đây là nguyên nhân gây mất tiếng nặng nề nhất.

xuat-huyet-day-thanh-la-nguyen-nhan-gay-mat-tieng-nang-ne-nhat.webp

Xuất huyết dây thanh là nguyên nhân gây mất tiếng nặng nề nhất

Cách cải thiện mất tiếng hiệu quả 

Có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng mất tiếng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, mẹo dân gian hoặc dùng viên uống bào chế từ cây rẻ quạt. Dưới đây là chi tiết từng biện pháp:

Chữa mất tiếng bằng thuốc

Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm mất tiếng sau vài ngày. Cách này thường áp dụng cho những trường hợp có nguyên nhân gây mất tiếng xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến thanh quản và hệ hô hấp. Theo đó, những thuốc được dùng để điều trị mất tiếng là:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thương cho thanh quản một cách nhanh chóng, phổ biến là nhóm beta-lactam và macrolid.
  • Thuốc có tác dụng kháng viêm và chống dị ứng: Gồm có corticoid và histamine thường được kê đơn để điều trị nguyên nhân gây mất tiếng do dị ứng.

Mẹo dân gian giảm mất tiếng bằng nguyên liệu thiên nhiên

Lá húng chanh là nguyên liệu thiên nhiên thường dùng để hỗ trợ cải thiện mất tiếng. Trong húng chanh chứa hàm lượng tinh dầu, vitamin dồi dào và một lượng nhỏ acid ascorbic giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng sinh tự nhiên cho đường hô hấp.

Bạn có thể dùng 30g lá húng chanh chưng cách thủy cùng 20g đường phèn cho mỗi lần uống. Hoặc có thể giã lá húng chanh lấy nước, thêm đường phèn và một ít nước sôi rồi chắt lấy nước uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, bạn sẽ thấy giọng nói của mình cải thiện từ từ và hồi phục nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng gừng tươi, quất (tắc), lá hẹ, mật ong,... để cải thiện tình trạng mất tiếng. Những nguyên liệu này rất giàu kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cổ họng và làm giọng nói trong trẻo trở lại.

la-hung-chanh-la-thao-duoc-hay-duoc-dung-de-cai-thien-mat-tieng.webp

Lá húng chanh là thảo dược hay được dùng để cải thiện mất tiếng

Sử dụng viên uống bào chế từ cây rẻ quạt

Ngoài những nguyên liệu quen thuộc, bạn cũng có thể sử dụng cây rẻ quạt để đẩy lùi tình trạng mất tiếng. Thân và rễ cây rẻ quạt có chứa các glucosid là belamcandin, shekanin, tectoridin, iridin và irisfloretin. Những hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng mất tiếng, tiêu đờm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Nhận thấy những ưu điểm đó, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên uống có chiết xuất từ rẻ quạt. Hàm lượng kháng sinh thực vật trong cây rẻ quạt giúp cải thiện mất tiếng hiệu quả, dễ hấp thu, thân thiện với cơ thể con người và không gây tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, viên uống còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các thảo dược khác như sói rừng, bán biên liên và bồ công anh. Những thảo dược này đều có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Một nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã chứng minh chế phẩm từ cây rẻ quạt đem lại khả năng điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp rất tốt. Có đến 76.4% trẻ em, 85% bệnh nhân viêm họng cấp tính và 63.8% bệnh nhân viêm họng mạn tính lấy lại giọng nói khi sử dụng viên uống bào chế từ rẻ quạt.

vien-uong-tu-cay-re-quat-co-the-day-lui-mat-tieng-nhanh-chong.webp

Viên uống từ cây rẻ quạt có thể đẩy lùi mất tiếng nhanh chóng

Hơn nữa, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, viên uống bào chế từ rẻ quạt còn được 90.8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng. Đặc biệt, thành phần của viên uống là thảo dược nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Chúng tôi đã chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất về các nguyên nhân gây mất tiếng cũng như cách cải thiện tình trạng này hiệu quả. Để đẩy nhanh quá trình điều trị, bạn nên sử dụng viên uống bào chế từ cây rẻ quạt giúp tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp và ngăn ngừa mất tiếng.

Nếu còn câu hỏi nào về nguyên nhân gây mất tiếng, bạn có thể để lại comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=432303

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17105-hoarseness