Từ xa xưa, ông cha ta đã có rất nhiều mẹo chữa khản tiếng hay. Không chỉ dùng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, chi phí thấp mà cách làm của phương pháp này còn rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số mẹo chữa khản tiếng từ chanh, mật ong, gừng,... khá hiệu quả trong việc cải thiện giọng nói của bạn.

Hướng dẫn 10 mẹo chữa khản tiếng tại nhà hiệu quả từ tự nhiên

Với cách làm đơn giản, giá thành rẻ nhưng hiệu quả khá tốt, mẹo chữa khản tiếng từ chanh, mật ong, gừng,... đã được ông cha ta sử dụng từ xa xưa. Áp dụng ngay các mẹo đơn giản dưới đây, tình trạng khản tiếng của bạn có thể cải thiện đáng kể. 

Súc miệng với nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp phổ biến nhất để giảm sưng và khó chịu ở cổ họng. Khi cảm thấy cổ họng ngứa rát, bạn pha 1 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Súc miệng và ngậm lại ở cổ họng khoảng 30 giây, lặp lại vài giờ một lần. Muối hút nước ra khỏi mô cổ họng giúp giảm sưng, đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có hại ở cổ họng.

Mật ong giúp giảm khản tiếng

Mật ong là nguyên liệu có nhiều công dụng như chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, kháng khuẩn,... Kết hợp mật ong với nước ấm, giấm táo hay các loại thảo mộc là một mẹo chữa khản tiếng, đau họng đặc biệt hiệu quả. 

Mật ong lành tính và có vị ngọt nên rất dễ uống. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Mẹo chữa khản tiếng bằng chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có tác dụng chống viêm, tiêu sưng. Chanh kích thích cơ thể tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cổ họng. Nước chanh là thức uống quen thuộc để giải khát, ngoài ra còn giúp giảm cơn đau cổ họng khi bị cảm lạnh hay cảm cúm. Kết hợp chanh với nước ấm và mật ong hoặc nước muối giúp làm tăng tối đa hiệu quả điều trị khản tiếng, đau họng.

chanh-va-mat-ong-giup-giam-khan-tieng-dau-hong.webp

Chanh và mật ong giúp giảm khản tiếng, đau họng

Giá đỗ - Nguyên liệu cho người bị khản tiếng

Trong giá đỗ chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là khản tiếng. Giá đỗ cũng là thực phẩm có giá thành rẻ, dễ chế biến và sử dụng. Bạn có thể ăn trực tiếp giá sống sau khi đã sơ chế và rửa sạch với nước muối. 

Ngoài ra, nước giá đỗ gừng cũng là một lựa chọn hợp lý nếu bạn không ăn được giá sống. Các bước thực hiện rất đơn giản: Trần giá đỗ đã rửa sạch qua nước sôi, xay nhuyễn với một ít gừng, sau đó ép lấy nước và thêm một chút muối. Bạn nên kiên trì sử dụng mỗi ngày từ 3-5 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Củ gừng làm ấm cổ họng, hết khản tiếng

Gừng là một gia vị dễ tìm thấy trong căn bếp của bạn. Nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp giảm đau cổ họng. Một cốc trà gừng cũng giúp giữ ấm cổ họng và cơ thể khi trời trở lạnh. Trà gừng có bán sẵn ở các cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, bạn có thể tự sắc nước gừng với 1 ít vỏ cam và vỏ quế để uống. Sắc nước gừng với mật ong cũng giúp giảm khản tiếng hiệu quả.

gung-co-vi-cay-tinh-am-nen-giup-giam-dau-hong-khan-tieng-hieu-qua.webp

Gừng có vị cay, tính ấm nên giúp giảm đau họng, khàn tiếng hiệu quả

Chữa khản tiếng bằng cây cam thảo

Cam thảo là cây thuốc quý có nguồn gốc từ Châu Âu và Nam Á. Cam thảo có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống viêm. Trà cam thảo có vị ngọt dễ uống, giúp giảm đau do viêm họng. 

Để pha trà cam thảo, bạn hãy kết hợp rễ cam thảo xay với nước nóng, để nguội trong 5 phút và lọc lấy nước uống.

Mẹo chữa khản tiếng từ thảo dược 

Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để giúp làm giảm khản tiếng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả nhanh. Một số loại thảo dược như: Bán biên liên, rẻ quạt, bồ công anh, sói rừng đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm dây thanh quản, viêm amidan, khàn tiếng kéo dài,... hiệu quả.

Các nghiên cứu đã chứng minh, thân và rễ rẻ quạt có chứa hoạt chất ức chế những chủng vi khuẩn gây viêm họng ví dụ như flavonoid, isoflavonoid,... Lá của rẻ quạt cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn nhưng yếu hơn. Do đó, sử dụng các chế phẩm từ rẻ quạt và những thảo dược trên là biện pháp hiệu quả để giảm khản tiếng, cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể, phòng tránh bệnh tái phát. Sản phẩm có chứa 4 thảo dược trên được 90,8% người sử dụng hài lòng, theo thống kê từ Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021.

Mẹo chữa khản tiếng bằng các loại gia vị 

Ngoài công dụng tăng hấp dẫn cho món ăn, một số loại gia vị cũng được sử dụng trong các mẹo chữa khản tiếng, điển hình như quế, hồi, tỏi,...

Quế là một gia vị thơm ngon, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và giúp kháng khuẩn. Quế được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống để chữa cảm lạnh, bốc hỏa và viêm họng.

Hay như tỏi - nguyên liệu được biết đến là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích như kháng viêm, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch,... Trong tỏi có nhiều các hoạt chất chứa lưu huỳnh như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Các hoạt chất này được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Mẹo chữa khản tiếng với tỏi là bạn ăn tỏi sống mỗi ngày, hoặc ngâm với mật ong 2-3 tuần để sử dụng.

hoat-chat-allicin-co-trong-toi-giup-khang-khuan-giam-viem-nhiem-o-thanh-quan.webp

Hoạt chất allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm ở thanh quản
 

Trà thảo mộc giúp giảm khản tiếng 

Trà thảo mộc làm từ các thảo mộc thiên nhiên rất lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như cải thiện giấc ngủ, chống viêm, giảm đau,...

  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có vị thơm, hương vị dễ chịu, dịu nhẹ. Bên cạnh đó, sử dụng trà hoa cúc giúp thúc đẩy tuần hoàn tạo giấc ngủ ngon, chống nhiễm trùng và giảm đau.
  • Trà bạc hà: Bạc hà được biết với tác dụng chống viêm, gây tê giúp giảm đau, làm dịu cổ họng. Trà bạc hà không chứa caffeine, có vị ngọt tự nhiên nên rất dễ uống. Bạn có thể tìm mua trà bạc hà có sẵn ở cửa hàng hoặc pha trà bạc hà tại nhà bằng cách: Ngâm lá bạc hà tươi trong nước sôi 3-5 phút, sau đó lọc bỏ lá và thưởng thức.

Sử dụng giấm táo nếu bị khản tiếng

Có thể bạn chưa biết, thành phần chính của giấm táo là axit axetic giúp chống lại vi khuẩn gây hại. Giấm táo kết hợp với mật ong đặc biệt hiệu quả trong điều trị các triệu chứng cảm cúm như viêm họng, khản tiếng,...

Để giúp giảm đau cổ họng, bạn hãy uống 1 cốc nước ấm pha với 1 muỗng canh giấm táo và 1 muỗng canh mật ong.

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa khản tiếng 

Các mẹo chữa khản tiếng trên đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nên khó có tác dụng tức thì, bạn nên kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng tỏi vì trong tỏi có hoạt chất khiến trẻ sơ sinh đau bụng.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng cam thảo.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, cổ họng.
  • Với các loại trà thảo mộc, để đạt được hiệu quả chữa khản tiếng, bạn nên uống lúc nóng.
  • Nếu có biểu hiện khàn tiếng kéo dài, hay các triệu chứng đặc biệt khác, bạn hãy liên hệ với bác sĩ.

giu-am-co-the-de-tranh-bi-dau-hong-khan-tieng.webp

Giữ ấm cơ thể để tránh bị đau họng, khản tiếng

Một số điều cần tránh khi bị khản tiếng

Để chấm dứt sớm tình trạng khản tiếng, ngoài việc áp dụng các bài mẹo dân gian, bạn nên xây dựng lại thói quen sinh hoạt và ăn uống của bản thân. Khi tình trạng khản tiếng xảy ra, bạn nên tránh những điều sau:

  • Hạn chế to tiếng, la hét quá mức, hãy để cổ họng được thoải mái và nghỉ ngơi một thời gian.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế rượu bia, caffeine, các chất kích thích.
  • Tránh các chất gây kích ứng cổ họng, chẳng hạn phấn hoa, khói bụi,...
  • Nếu bị trào ngược dạ dày, cần hạn chế thức ăn béo, đồ chiên hoặc cay nóng.

Bài viết trên cung cấp cho bạn một số mẹo chữa khản tiếng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Nếu bạn hay người thân đang bị khản tiếng, hãy áp dụng ngay để thấy hiệu quả sớm nhất. Trong trường hợp thấy các triệu chứng đặc biệt hơn hoặc có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy bình luận phía dưới để được hỗ trợ giải đáp.

Nguồn

https://my-doc.com/upper-respiratory-infection/laryngitis-home-remedies/

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-laryngitis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326246