Khàn tiếng thường đi kèm với đau họng, khó nuốt và các triệu chứng khó chịu khác. Do đó, nếu bạn bị khàn tiếng nhưng không đau họng, đừng nên bỏ qua bởi rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân tiềm ẩn gây khàn tiếng nhưng không đau họng 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, bao gồm:

Trào ngược dạ dày gây khàn tiếng nhưng không đau họng 

Trào ngược dạ dày do van giữa dạ dày và thực quản - nơi dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày đóng mở không đúng cách nên dịch vị dạ dày đi sai hướng và trào ngược lên thực quản. Người bị trào ngược dạ dày sẽ cảm thấy nóng rát ở ngực hoặc bụng, cổ họng ngứa rát và có giọng nói khàn hơn vào buổi sáng.

Các vấn đề về tuyến giáp 

Tuyến giáp là bộ phận nằm ngay phía trước các dây thần kinh điều khiển thanh quản, nếu tuyến giáp có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới cổ họng của bạn. Các bệnh liên quan tới tuyến giáp như cường giáp (tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp khiến cơ thể đốt cháy năng lượng quá nhanh), suy giáp (tạo quá ít hormone khiến cơ thể hoạt động chậm) hay nguy hiểm hơn là ung thư tuyến giáp đều là những nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng. 

Khàn tiếng không đau họng do các bệnh về thần kinh

Parkinson, đột quỵ hay đa xơ cứng là những bệnh ảnh hưởng đến các dây thần kinh thanh quản của bạn, vậy nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng không nhưng đau họng. Các thay đổi về giọng nói không phải là những biểu hiện đầu tiên hay duy nhất, thông thường bệnh còn có nhiều dấu hiệu khác.

trieu-chung-khan-tieng-nhung-khong-dau-hong-co-the-la-canh-bao-cua-benh-parkinson.webp

Triệu chứng khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là cảnh báo của bệnh Parkinson

Cảnh báo ung thư khi bị khàn tiếng nhưng không đau họng 

Ung thư thanh quản là tình trạng các tế bào phát triển không bình thường trên thanh quản hay cổ họng và làm ảnh hưởng tới hoạt động của dây thanh âm, dẫn đến thay đổi giọng nói. Tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng kéo dài quá lâu có thể là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo ung thư các bộ phận khác của đường hô hấp. 

Một số nguyên nhân khác gây khàn tiếng nhưng không đau họng 

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, khàn tiếng không đau họng cũng có thể xảy ra khi có sự tác động của một số yếu tố sau:

  • Dị ứng: Khi thời tiết thay đổi hoặc hít phải khói bụi, phấn hoa,... có thể dẫn tới phản ứng dị ứng gây kích ứng đường thở và làm thay đổi giọng nói.
  • Hút thuốc: Hút thuốc chủ động hay thụ động lâu ngày đều khiến dây thanh quản phồng to bất thường làm giọng nói thay đổi, gây khàn tiếng, tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư vòm họng.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc chống viêm chứa corticosteroid, thuốc lợi tiểu,... sử dụng trong thời gian dài có thể gây khàn giọng. 
  • Dậy thì: Ở nam giới tuổi dậy thì, việc hormone thay đổi có thể khiến giọng nói khàn, trầm hơn.

bi-khan-tieng-nhung-khong-dau-hong-co-the-do-hut-thuoc-la-qua-nhieu.webp

Bị khàn tiếng nhưng không đau họng có thể do hút thuốc lá quá nhiều

Cách chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng 

Nếu tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng kéo dài lâu hơn bình thường, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, kiểm tra các bộ phận liên quan tới đường hô hấp và thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nội soi thanh quản: Khi bị khàn giọng không khỏi sau bốn tuần có thể tiến hành nội soi thanh quản để tìm nguyên nhân. Nội soi thanh quản được thực hiện bằng cách sử dụng một ống mềm có gắn đèn để soi xuống phần cổ họng. Biện pháp này có thể khiến bạn hơi khó chịu do bị chọc vào cổ họng nhưng là một cách hữu hiệu để tìm ra vấn đề ở thanh quản.
  • Thủ thuật videostroboscopy: Videostroboscopy là một thủ thuật sử dụng các điểm sáng để tạo ra loạt hình ảnh cho thấy sự chuyển động của các nếp gấp thanh quản.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Có thể thực hiện các xét nghiệm như chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực hoặc cổ, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)... sau khi nội soi thanh quản mà vẫn không tìm ra nguyên nhân. Nếu có tiền sử ung thư, nên chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
  • Xét nghiệm khác: Các xét nghiệm khác có thể thực hiện dựa theo tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn. Ví dụ: Khi nghi ngờ nhiễm trùng, có thể tiến hành xét nghiệm máu hoặc trào ngược dạ dày sẽ thực hiện nội soi GI...

noi-soi-thanh-quan-giup-ho-tro-chan-doan-nguyen-nhan-gay-khan-tieng-khong-dau-hong.webp

Nội soi thanh quản giúp hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng không đau họng

Hướng điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng 

Sau khi chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng, bác sĩ sẽ có các hướng điều trị phù hợp. Mỗi nguyên nhân sẽ có từng hướng khắc phục riêng, nhưng bạn vẫn có thể giảm tình trạng khàn tiếng tại nhà bằng những biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Nếu bị dị ứng bụi, phấn hoa,... bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường để hạn chế hít phải các chất gây kích ứng.
  • Uống đủ nước: Bổ sung nước thường xuyên là việc rất cần thiết, nhất là khi cổ họng gặp vấn đề. Giữ cổ họng luôn ấm và ẩm sẽ giúp giọng nói trong sáng, giảm khàn tiếng.
  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: Một cốc trà gừng hay chanh mật ong vào buổi sáng sẽ giúp giọng nói của bạn trong trẻo hơn, giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng.
  • Sử dụng thuốc: Điều trị khàn tiếng có thể sử dụng một số loại kháng sinh tổng hợp như: Penicillin, amoxicillin, cephalexin,... Tuy nhiên, khi sử dụng có thể gây ra dị ứng, tác dụng phụ nên bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Ngoài ra, sử dụng các thảo dược thiên nhiên cũng giúp giảm khàn tiếng rất hiệu quả. Những thảo dược như: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, rẻ quạt là các dược liệu đã được chứng minh hiệu quả đặc biệt với một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm thanh quản, khàn tiếng, mất tiếng…

re-quat-giup-giam-khan-tieng-hieu-qua-an-toan-nho-chua-cac-hoat-chat-khang-khuan-chong-viem.webp

Rẻ quạt giúp giảm khàn tiếng hiệu quả, an toàn nhờ chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm

Theo nghiên cứu khoa học, thân và rễ rẻ quạt chứa các hợp chất như flavonoid, isoflavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Do đó, việc sử dụng chế phẩm tổng hợp từ rẻ quạt và các thảo dược trên là cách hữu hiệu để cải thiện khàn tiếng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tái phát. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, sản phẩm chứa 4 thảo dược này được 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.

Bài viết trên đã tổng hợp những nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như hướng điều trị khàn tiếng nhưng không đau họng. Đây là một tình trạng khá phổ biến tuy nhiên cũng cảnh báo nhiều nguy hiểm nếu không tìm ra xử lý kịp thời. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới để được chuyên gia tư vấn giải đáp.