Nguyên nhân khàn tiếng rất đa dạng, có thể đến từ những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc do bệnh lý gây nên. Vì vậy, nắm rõ các nguyên nhân có thể gây khàn tiếng sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn, nhanh chóng lấy lại giọng nói.

Nguyên nhân gây khàn tiếng tạm thời

Nguyên nhân của khàn tiếng tạm thời hầu hết thường liên quan đến những yếu tố quen thuộc hàng ngày. Vì vậy bạn dễ chủ quan và không nhận thấy được tác hại của những vấn đề này. Cụ thể:

Chế độ ăn uống

Ăn uống không đúng cách có thể làm niêm mạc họng, thanh quản bị tổn thương và vô tình gây ra những thay đổi tạm thời trong giọng nói. Chẳng hạn:

  • Ăn nhiều đồ lạnh: Môi trường lạnh là yếu tố dễ gây tổn thương cho vùng hầu họng. Những món ăn như kem, đá bào, sinh tố đá xay,... luôn được nhiều người ưa thích kể cả trong mùa đông. Tuy nhiên nếu sử dụng quá mức có thể khiến bạn bị khàn tiếng.
  • Thực phẩm có kết cấu thô, cứng như: Khoai tây chiên, gà rán… với kết cấu sắc cạnh khi đi qua thực quản rất dễ gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới khàn tiếng.
  • Hải sản: Các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, ốc,... đều rất quen thuộc trong bữa ăn của gia đình, nhưng chúng có lớp vỏ cứng và xương sắc cạnh, nếu không cẩn thận khi ăn sẽ dễ bị hóc đồng thời gây khàn tiếng.
  • Món ăn có gia vị mạnh: Sử dụng các loại gia vị mạnh như ớt, tiêu… quá nhiều có thể gây nên tình trạng ợ nóng hay trào ngược dạ dày, làm tổn thương vùng hầu họng.

nguyen-nhan-bi-khan-tieng-co-the-den-tu-nhung-thuc-pham-ban-tieu-thu-moi-ngay.webp

Nguyên nhân bị khàn tiếng có thể đến từ những thực phẩm bạn tiêu thụ mỗi ngày

Thói quen trong sinh hoạt

Khàn tiếng cũng có thể bắt nguồn từ những thói quen trong sinh hoạt, bao gồm:

  • Lạm dụng giọng nói: Do tính chất công việc hay môi trường sống, một số người thường xuyên phải nói to như giáo viên, ca sĩ… sẽ gây áp lực lên dây thanh quản, lâu ngày dẫn đến khàn tiếng.
  • Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia... đều khiến cơ thể mất nước và kích ứng dây thanh âm. Khi điều này xảy ra thường xuyên, không chỉ dừng lại ở khàn tiếng hay đau họng mà bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp khác.

Dị ứng

Dị ứng ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách khác nhau, từ các biểu hiện ngoài da cho đến hệ hô hấp. Khi bị dị ứng, nếu dịch nhầy được sản xuất quá nhiều, nó có thể chảy xuống cổ họng gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng. Điều này dẫn tới một loạt các vấn đề ở họng, thanh quản như ngứa rát, khàn giọng…

nhung-yeu-to-di-ung-cung-co-the-tro-thanh-nguyen-nhan-gay-khan-tieng.webp

Những yếu tố dị ứng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây khàn tiếng

Hít phải các chất độc hại từ môi trường

Nếu bạn sống gần khu vực nhà máy, công xưởng,... thì nguy cơ phải đối mặt với những bệnh lý ở đường hô hấp sẽ rất cao, điển hình là khàn tiếng. Ngoài ra, những người làm nghề liên quan đến may mặc, xây dựng, đồ thủ công,... nếu không được bảo vệ tốt trong thời gian làm việc cũng rất dễ hít phải các loại bụi mịn, mùn cưa hay xơ vải từ sản phẩm và gây hại cho hệ thống hô hấp.

Nguyên nhân khàn tiếng từ bệnh lý

Ngoài các yếu tố khách quan, khàn tiếng còn là hệ quả của một số bệnh khác nhau, bao gồm:

Viêm thanh quản

Hầu hết các tình trạng khàn tiếng đều liên quan đến viêm thanh quản. Những biểu hiện khi mắc bệnh có thể kể đến như khàn tiếng, niêm mạc họng sưng đỏ, đau,... Nếu bệnh kéo dài sau 3 tuần thì được coi là viêm thanh quản mạn tính, đe dọa đến chất lượng giọng nói của bạn về sau.

Trào ngược dạ dày - thực quản

Hiện tượng này xảy ra khi dịch vị dạ dày (gồm acid và men tiêu hóa) trào ngược lên thực quản, tràn qua cổ họng và thanh quản. Khi dịch vị bị đẩy đến ngã ba hầu họng, nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với dây thanh quản dẫn tới phù nề, sưng, viêm.

trao-nguoc-da-day-co-the-la-nguyen-nhan-gay-khan-tieng.webp

Trào ngược dạ dày có thể là nguyên nhân gây khàn tiếng

Hạt xơ, polyp và u nang thanh quản

Nguyên nhân khàn tiếng kéo dài cũng có thể liên quan đến các hạt xơ, polyp hay khối u xuất hiện ở vị trí thanh quản. Đây thường là hậu quả sau một thời gian bạn sử dụng giọng nói quá mức. Sự căng thẳng, áp lực tác động lâu ngày lên dây thanh dần hình thành nên những “vết chai”, từ đó ảnh hưởng đến sự giọng nói.

Ung thư

Khàn tiếng đôi khi là dấu hiệu sớm của một số loại ung thư như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp… Sau một thời gian, bệnh nhân có thể bị mất giọng hoàn toàn, kèm theo các triệu chứng như ho ra máu, khó thở…

Làm thế nào để cải thiện tình trạng khàn tiếng?

Để hỗ trợ cải thiện chứng khàn tiếng, bạn có thể chăm sóc giọng nói của mình với với những bài thuốc dân gian hiệu quả như:

  • Rẻ quạt: Là một trong những vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền và hay được dùng cho người bị khàn tiếng, ho có đờm. Thảo dược này cũng cải thiện tốt các bệnh như viêm thanh quản, viêm họng, viêm phế quản,...
  • Sói rừng: Đây là vị thuốc có tính kháng khuẩn cao, lành tính và an toàn cho người sử dụng. Nó thường được sử dụng trong những bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm đau, thanh lọc và loại bỏ độc tố cho cơ thể.
  • Bồ công anh: Loại thảo dược này có công năng chính trong việc thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm những triệu chứng viêm đường hô hấp. 
  • Bán biên liên: Thành phần lobelin có trong vị thuốc này làm giảm các chứng khàn tiếng, vùng hầu họng sưng đau, co thắt,...

mot-so-thao-duoc-giup-giam-khan-tieng-hieu-qua-an-toan.webp

Một số thảo dược giúp giảm khàn tiếng hiệu quả, an toàn

Một số biện pháp giúp phòng tránh khàn tiếng

Khàn tiếng là hiện tượng rất phổ biến và sẽ tự hết sau vài ngày nếu không có thương tổn khác đi kèm. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ tái phát nên để phòng tránh, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước: Chất nhầy và lông mao tại đường hô hấp có nhiệm vụ làm ấm không khí và ngăn cản vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, cơ chế này sẽ không thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy, dùng nhiều nước ấm cũng là biện pháp hỗ trợ phòng tránh khàn tiếng.
  • Giữ ấm cơ thể: Bạn cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh nơi gió lùa khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Đảm bảo vệ sinh mũi miệng: Bạn nên duy trì thói quen súc miệng mỗi ngày với nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng hầu họng.
  • Không nên lạm dụng giọng nói: Sử dụng chất giọng với mức độ vừa phải và cần nghỉ ngơi khi cảm thấy vùng cổ họng bị đau hay quá căng thẳng.
  • Tránh xa chất kích thích: Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và caffeine cũng như loại bỏ các chất gây kích ứng trong không khí như nấm mốc, bụi bẩn…

Tìm hiểu về các nguyên nhân khàn tiếng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xác định thủ phạm gây ra những thay đổi ở giọng nói. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy comment ngay dưới đây để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.