Theo bác sĩ Richard M. Rosenfeld - Chủ tịch Viện Sức khỏe Tai-mũi-họng và Giải phẫu cổ, Mỹ (AAO-HNSF): “Theo thống kê ở Mỹ, tại cùng một thời điểm thì số người mắc khản tiếng vào khoảng 20 triệu người và cứ khoảng 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng này trong đời”
Điều trị khản tiếng có cần theo hướng dẫn không?
Cho đến nay, Viện Sức khỏe Tai-mũi-họng và Giải phẫu cổ, Mỹ (AAO-HNSF) là tổ chức đầu tiên và duy nhất phát hành tài liệu hướng dẫn cách thực hành lâm sàng để nhận biết và chăm sóc bệnh nhân bị khản tiếng. Tài liệu này đưa ra nhằm mục đích chẩn đoán bệnh chính xác, giúp định hướng phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và giúp người dân có kiến thức để phòng ngừa bệnh.
Theo chia sẻ của một nhà khoa học, bác sĩ Seth R. Schwartz: “Trên thực tế, có thể khản tiếng sẽ tự khỏi trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng hơn, đòi hỏi người bệnh cần phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”
Theo số liệu dịch tễ, nữ giới là đối tượng thường gặp tình trạng khản giọng cao hơn nam giới khoảng 50%; những đối tượng dễ mắc phải là: trẻ em từ 8-14 tuổi, người già, người sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ, giảng viên thể dục nhịp điệu...
Dưới đây là những hướng dẫn để điều trị khản tiếng hiệu quả
Để điều trị khản tiếng hiệu quả, AAO-HNSF đã đưa ra một số hướng dẫn :
- Nếu tình trạng khản tiếng còn kèm theo các triệu chứng khác như: khó thở, đau họng, khó nuốt và kéo dài, bạn cần chú ý đến các bệnh lý nguy hiểm khác như: u thanh quản, ung thư thanh quản, tác dụng phụ của thuốc.
- Đi khám để được các bác sĩ soi thanh quản, đây là việc làm cần thiết khi có khản tiếng kéo dài hoặc không xác định rõ nguyên nhân.
- Các phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) không nên làm cơ sở duy nhất để kết luận về tình trạng khản tiếng.
- Nếu khản tiếng có kèm theo hiện tượng ợ hơi, trào ngược, hoặc viêm thanh quản thì có thể sử dụng các loại thuốc chống trào ngược dạ dày-thực quản.
- Với tình trạng khản tiếng không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không được sử dụng các thuốc chống viêm steroid hoặc thuốc kháng sinh thường xuyên.
- Áp dụng liệu pháp âm khoảng 1-2 buổi mỗi tuần và kéo dài trong vòng 4-8 tuần.
- Đối với những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư, có khối u, hoặc bất thường ở cơ dây thanh âm, nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật
- Khản tiếng có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bằng cách cung cấp đủ độ ẩm cho họng, tránh các chất kích thích (đặc biệt là khói thuốc lá), kiểm soát giọng nói, nên dùng dụng cụ khuếch đại âm thanh khi nói nhiều và nói to.
- Sử dụng thảo dược kiểm soát khản tiếng
Ở Việt Nam, các chuyên gia cũng có một cách tiếp cận khá hiệu quả nhằm cải thiện khản tiếng, đó là sử dụng các vị dược liệu trong tự nhiên. Đi đầu trong phương pháp này là vị thuốc rẻ quạt – vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị viêm nhiễm ở đường hô hấp trên, trong đó có khản tiếng, mất tiếng...