Khan tiếng làm sao hết? Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra khàn giọng và mức độ tổn thương của dây thanh quản. Nhìn chung, có nhiều cách để điều trị khan tiếng, từ các biện pháp tự nhiên đến can thiệp phẫu thuật. Dưới đây là những gợi ý cho bạn trong việc đẩy lùi khan tiếng và cải thiện giọng nói.

Gợi ý 5 phương pháp tự nhiên chữa khan tiếng tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài mẹo dân gian chữa khan tiếng tại nhà nếu giọng nói chỉ mới khàn nhẹ. Sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ tự nhiên nên hầu hết các biện pháp giảm khan tiếng này đều khá dễ làm và rẻ tiền, chẳng hạn:

Ngậm chanh và mật ong

Bị khan tiếng làm sao hết? Bạn hãy thử ngay hỗn hợp chanh và mật ong. Cả chanh và mật ong đều chứa các vitamin A, C, E cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cổ họng và thanh quản. Hơn nữa, chanh và mật ong còn giúp tăng sức đề kháng, phục hồi và bảo vệ tế bào niêm mạc thanh quản bị tổn thương, giảm nguy cơ khan tiếng tái phát.

Bạn trộn 1 thìa mật ong với vài giọt nước cốt chanh rồi uống 3-4 lần mỗi ngày, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cổ họng thoải mái hơn.

Chanh-va-mat-ong-co-tac-dung-chong-viem-nen-giup-giam-khan-tieng-dau-hong

Chanh và mật ong có tác dụng chống viêm nên giúp giảm khan tiếng, đau họng

Uống nước giá đỗ

Uống nước giá đỗ là cách giảm khan tiếng nhanh được không ít người lựa chọn khi giọng nói bị khàn. Lý do là bởi trong giá đỗ rất giàu vitamin C, amino acid cùng các khoáng chất có tác dụng rõ rệt đến tình trạng viêm ở đường hô hấp.

Bạn có thể ăn trực tiếp giá đỗ đã làm sạch hoặc trần qua nước sôi rồi đem xay nhuyễn với vài lát gừng, lọc lấy phần nước cốt và thêm chút muối. Uống từng ngụm nhỏ hỗn hợp giá đỗ và gừng để các hoạt chất chống viêm có thời gian phát huy tác dụng, giảm dần khan tiếng.

Sử dụng trà gừng

Trà gừng giúp bạn giảm bớt tình trạng đau họng và khan tiếng nhờ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Bạn thái gừng ra thành từng lát mỏng, sau đó cho vào một cốc nước sôi, để trong vài phút cho đến khi nước trà chuyển sang màu vàng. Chờ cho đến khi trà nguội bớt, cho thêm vào một chút mật ong để có vị ngon hơn. Áp dụng phương pháp này ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt được kết quả nhanh chóng.

Ăn lê

Lê là vị thuốc đông y có vị ngọt, tính lạnh, giúp bổ phế, long đờm, giảm ho nên hay được dùng trong chữa trị các bệnh hô hấp nói chung. Do đó, nếu bạn đang không biết bị khan tiếng làm sao hết thì lê chính là một giải pháp.

Bạn dùng 1 quả lê cứng, gọt bỏ vỏ và lõi bên trong rồi cắt thành từng miếng nhỏ cho vào nồi đất hầm đến khi nhừ. Sau đó, lọc bỏ phần bã lê, tiếp tục đun phần nước trên lửa nhỏ và bỏ đường phèn vào để thu một hỗn hợp hơi đặc như cao là được. Mỗi ngày, bạn lấy một muỗng lê và đường phèn pha với nước ấm rồi uống liên tục trong vài ngày, giọng nói sẽ dần cải thiện.

Le-giup-giup-bo-phe-long-dom-giam-ho-hieu-qua

Lê giúp giúp bổ phế, long đờm, giảm ho hiệu quả

Dùng lá hẹ

Bị khan tiếng làm sao cho hết? Đã có ngay bài thuốc từ lá hẹ. Trong lá hẹ chứa các thành phần có tác dụng gần như kháng sinh tự nhiên nên giúp giảm khan tiếng, chống viêm hiệu quả.

Bạn lấy 1 nắm lá hẹ đã làm sạch cắt thành khúc khoảng 3cm rồi cho vào bát, sau đó thêm mật ong vừa đủ ngập lá hẹ là được. Tiếp theo, bạn đem hấp cách thủy bát lá hẹ và mật ong trong 15 phút rồi bỏ ra, dùng 2-3 lần/ngày.

Một số lưu ý khác giúp giảm ho khan tiếng

Khan tiếng, mất giọng khiến bạn khó chịu, bực bội vì nói chuyện bị hạn chế. Bên cạnh việc áp dụng 5 biện pháp kể trên, bạn cũng cần lưu ý những khía cạnh khác để giọng nói phục hồi nhanh hơn:

  • Cho giọng nói nghỉ ngơi vài ngày: Nếp gấp thanh quản sưng lên khi bạn bị khan tiếng, dẫn tới sự thay đổi trong giọng nói. Vì thế, dù nguyên nhân gây khan tiếng là gì thì bạn cũng nên để dây thanh được nghỉ ngơi. Tránh la hét, ca hát hay thì thầm bởi tất cả đều không tốt cho dây thanh.
  • Giữ đủ nước: Dây thanh quản của bạn rung lên đến vài trăm lần mỗi giây và tổn thương mô có thể xảy ra khi chúng không được bôi trơn đúng cách. Uống nước thường xuyên, sử dụng máy phun sương tạo ẩm sẽ giúp hạn chế việc cổ họng thiếu nước.
  • Làm ấm giọng nói: Khởi động là một bước quan trọng trong việc sử dụng giọng nói, ngay cả khi bạn không phải là ca sĩ. Điều này càng nên được thực hiện nếu bạn đang bị khan tiếng bởi nó sẽ giúp bạn đỡ bị mất sức khi nói.
  • Súc miệng với nước muối: Muối loại bỏ chất nhầy ở đường hô hấp, còn nước ấm làm giảm kích thích ở cổ họng. Ngoài ra, muối còn có đặc tính khử trùng, giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng.

Uong-nuoc-thuong-xuyen-giup-co-hong-va-thanh-quan-khong-bi-kho

Uống nước thường xuyên giúp cổ họng và thanh quản không bị khô

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 3 cách trị đau họng rát cổ giúp họng hết khô và ngứa

Cách phòng ngừa và hạn chế khan tiếng tái phát

Bị khan tiếng làm sao hết đã được giải đáp. Nhưng trên thực tế, khan tiếng rất dễ tái phát, đặc biệt nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý. Do đó, để giọng nói luôn khỏe mạnh, trong sáng, bạn hãy bảo vệ dây thanh quản bằng cách:

  • Dừng hút thuốc và tránh khói thuốc: Khói thuốc làm dây thanh quản bị kích thích và khô cổ họng, từ đó gây ra khàn giọng mất tiếng.
  • Tránh sử dụng rượu, caffeine và chất kích thích vì có thể làm cơ thể mất nước, tăng nhạy cảm ở dây thanh và khiến giọng nói bị khàn.
  • Hạn chế khạc nhổ bởi điều đó làm tăng khả năng viêm dây thanh quản và kích thích họng.
  • Xem xét các chất gây dị ứng trong không khí: Lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc… có thể dẫn đến viêm họng và viêm thanh quản.
  • Không ăn những thực phẩm dễ gây trào ngược: Nếu có tiền sử trào ngược dạ dày, việc bạn bị viêm thanh quản và khan tiếng kéo dài là khó tránh khỏi. Hạn chế tiêu thụ gia vị cay nóng, thức ăn lên men… sẽ giúp giảm tiết acid, góp phần giảm khan tiếng.
  • Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Dùng thảo dược rẻ quạt: Rẻ quạt đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ chứa các hoạt chất gồm isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Những hoạt chất tương đương như kháng sinh thực vật nên giúp giảm khan tiếng, đau họng hiệu quả. Nhờ đó, sử dụng thảo dược này chính là cách đơn giản giúp giọng nói của bạn trong sáng hơn.

Trên đây là những thông tin về chủ đề: “Bị khan tiếng làm sao hết?” để bạn đọc tham khảo. Hãy áp dụng những lưu ý có trong bài viết để giọng nói sớm trở về như ban đầu, hết lo khản giọng mất tiếng nhé!

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.