Giọng nói lúc nào cũng khàn đục nghe như thì thầm vì bị khàn tiếng lâu ngày khiến nhiều người đau đầu trong việc tìm kiếm nguyên nhân. Thông thường, khàn tiếng sẽ tự thuyên giảm sau 5-7 ngày nhưng nếu kéo dài nhiều ngày, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nghiêm trọng. Vì thế, xác định chính xác lý do làm bạn bị khàn tiếng lâu ngày sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.
Viêm thanh quản mạn tính - Nguyên nhân gây khàn tiếng lâu ngày thường gặp
Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng thanh quản bị viêm kéo dài trên 3 tuần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm thanh quản là do nhiễm virus, các nếp gấp thanh quản sưng lên, từ đó làm thay đổi giọng nói.
Không chỉ bị khàn tiếng lâu ngày, người mắc viêm thanh quản mạn tính còn kèm theo các triệu chứng khác như ho, đau rát họng...
Bị khàn tiếng lâu ngày do dây thanh có các tổn thương
Dây thanh có các tổn thương thực thể như hạt xơ, polyp hay u nang đều có thể khiến bạn bị khàn tiếng lâu ngày. Những tổn thương này thường là hệ quả của việc lạm dụng giọng nói quá nhiều hoặc hắng giọng liên tục làm sưng các nếp gấp thanh quản, gây ra khàn giọng mất tiếng.
Bị khàn tiếng lâu ngày có thể do tổn thương tại dây thanh như hạt xơ, polyp gây ra
Liệt dây thanh quản khiến giọng nói bị khàn
Nếu một hoặc cả hai dây thanh âm của bạn bị liệt, nó có thể dẫn tới tình trạng khàn tiếng, thậm chí mất giọng hoàn toàn. Điều này có thể do nhiễm virus, chấn thương dây thần kinh liên quan đến thanh quản khi phẫu thuật, đột quỵ hoặc ung thư. Một số người khi gặp tình trạng này không chỉ bị khàn tiếng lâu ngày mà giọng nói cũng rất yếu và thường xuyên khó thở.
Trào ngược thanh quản cũng có thể gây khàn tiếng mất giọng
Trào ngược thanh quản cũng là một trong những bệnh gây khàn tiếng lâu ngày ở nhiều người. Axit trong dạ dày trào ngược trào ngược lên thực quản, tràn vào cổ họng và thanh quản làm dây thanh âm bị kích ứng. Về lâu dài, niêm mạc thanh quản tổn thương nặng dẫn tới việc bị khàn tiếng lâu ngày.
Các vấn đề ở tuyến giáp - Nguyên nhân của khàn tiếng lâu ngày
Các bệnh về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp… có thể dẫn đến những rối loạn trong giọng nói. Việc bị khàn tiếng lâu ngày do hormone tuyến giáp không được sản xuất đủ sẽ khiến cơ quan này hoạt động sai chức năng, từ đó làm ảnh hưởng đến giọng nói.
Ung thư - ít gặp nhưng có thể làm bạn bị khàn tiếng lâu ngày
Dù khá ít gặp nhưng bị khàn tiếng lâu ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp… Triệu chứng ban đầu có thể là khàn giọng tạm thời, sau đó người bệnh sẽ khó thở, nói bị mệt…
Khàn tiếng lâu ngày là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư tuyến giáp
Một số nguyên nhân gây khàn tiếng lâu ngày khác
Ngoài những bệnh lý cơ bản, bị khàn tiếng lâu ngày còn có thể đến từ chính thói quen trong ăn uống, sinh hoạt như:
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là nguồn cơn của các tình trạng viêm đường hô hấp, trong đó có khàn tiếng mất giọng. Khói thuốc kích thích dây thanh quản và làm dây thanh âm bị kích ứng, tạo ra sự thay đổi trong giọng nói.
- Sử dụng chất kích thích liên tục: Caffeine, rượu và đồ uống có cồn là những tác nhân làm cổ họng và thanh quản bị khô. Nếu bạn sử dụng các chất này trong thời gian dài sẽ khiến dây thanh âm tổn thương và bị khàn tiếng lâu ngày là điều khó tránh khỏi.
- Dị ứng: Dị ứng làm cổ họng bị viêm và chảy nước mũi, kéo theo các tổn thương ở dây thanh quản. Đó chính là lý do mà người mắc viêm mũi dị ứng thường xuyên bị khàn tiếng theo những đợt tái phát của bệnh.
- Dùng corticosteroid dạng hít kéo dài: Ở người bệnh hen phế quản, việc dùng corticosteroid dạng hít kéo dài là điều bắt buộc. Tuy nhiên, việc này có thể gây khàn giọng, ho kéo dài và nhiễm nấm Candida miệng.
Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không?
Việc bị khàn tiếng lâu ngày khiến nhiều người vừa khó chịu, chán nản khi gặp các rắc rối trong cuộc sống, vừa lo sợ giọng nói không thể trở về như ban đầu. Thực tế, điều này hoàn toàn có cơ sở bởi nếu thanh quản bị tổn thương trong thời gian dài, bề mặt các nếp gấp thanh quản dần dày và chai sạn, gây ra những rối loạn trong giọng nói.
Thêm nữa, vì khàn giọng có thể do mắc các bệnh lý nguy hiểm, nếu không tìm cách chữa trị có thể gây ra những biến chứng nặng và tổn thương vĩnh viễn. Một khi nguyên nhân cơ bản được chẩn đoán, nhiều biến chứng trong số này có thể tránh được. Vì lý do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi kỹ tình trạng khàn tiếng của bản thân để làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng tiềm ẩn như:
- Viêm họng, viêm thanh quản do kích ứng liên tục.
- Mất giọng nói hoặc tổn thương vĩnh viễn.
- Phát triển các tế bào ung thư.
- Gia tăng các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm trùng lan rộng.
Bị khàn giọng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác
Phải làm gì khi bị khàn tiếng lâu ngày?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói mà có nhiều cách xử lý khác nhau, bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Một số thay đổi trong ăn uống và sinh hoạt có thể giúp làm giảm khàn tiếng tạm thời. Đó là: Không la hét hoặc nói to và hắng giọng thường xuyên. Làm ấm dây thanh âm trước khi nói nhiều. Giữ đủ nước để cổ họng và thanh quản không bị khô.
- Liệu pháp ngôn ngữ: Liệu pháp này bao gồm các bài tập và thay đổi hành vi khi nói. Một cách đơn giản nhất là tập hít thở sâu để tạo ra âm thanh vừa đủ mà không gây áp lực quá lớn lên thanh quản, giảm tình trạng hụt hơi.
- Dùng thuốc: Nếu bị khàn tiếng lâu ngày do mắc các bệnh lý, bạn cần phải dùng thuốc để điều trị. Ví dụ, thuốc kháng axit có thể được sử dụng cho trào ngược thanh quản, hoặc liệu pháp hormone cho các vấn đề về tuyến giáp.
- Thuốc tiêm: Với người bị rối loạn giọng nói do chứng co thắt cơ trong cổ họng, bác sĩ sẽ tiêm chất béo hoặc chất làm đầy khác vào dây thanh. Điều này có thể giúp dây thanh âm đóng mở tốt hơn, cải thiện khàn tiếng.
- Can thiệp phẫu thuật: Áp dụng trong các trường hợp có tổn thương tại dây thanh nhưng không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Sử dụng thảo dược rẻ quạt: Rẻ quạt từ lâu đã được dùng làm thuốc chữa các bệnh về họng, thanh quản. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hợp chất có tác dụng tương đương như kháng sinh thực vật giúp chống viêm, giảm đau. Nhờ đó, sử dụng rẻ quạt sẽ giúp giảm khàn tiếng, đau họng tự nhiên và dự phòng tái phát. Ứng dụng điều này vào năm 2010, các nhà nghiên cứu đã kết hợp rẻ quạt cùng một số thảo dược khác và tạo ra sản phẩm hỗ trợ cải thiện khàn tiếng hiệu quả, an toàn.
Bị khàn tiếng lâu ngày thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tiềm ẩn cần được điều trị. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu giọng nói của mình thay đổi trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Chủ động phát hiện bệnh ngay từ sớm sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mất giọng nói vĩnh viễn.
Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthgrades.com/right-care/ear-nose-and-throat/hoarse-voice
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/voice-disorders
https://www.britishlaryngological.org/patient-information/hoarse-voice