Thanh quản có chức năng tạo ra âm thanh nhờ sự rung động của 2 dây thanh âm, sau đó âm thanh đi qua họng mũi, các xoang mũi, lưỡi, răng và môi tạo ra giọng nói. Do vậy mà nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng, mất tiếng đa số là có liên quan đến các vấn đề bất thường ở thanh quản. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp gây khản tiếng, mất tiếng thường gặp.
Một số bệnh lý gây khản tiếng, mất tiếng thường gặp
1. Viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây khản tiếng, mất tiếng đột ngột. Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản cấp tính là do nhiễm virus làm sưng nề các dây thanh âm. Khi dây thanh bị sưng nề làm ảnh hưởng đến độ rung của dây thanh dẫn đến khản tiếng. Để cải thiện tình trạng này bạn cần uống đủ nước để làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng, nghỉ ngơi, giảm cường độ sử dụng giọng nói. Với các trường hợp viêm thanh quản do virus thì việc sử dụng kháng sinh không có hiệu quả. Viêm thanh quản do nhiễm khuẩn thường hiếm gặp hơn.
2. Viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính thường được biểu hiện bởi tình trạng khản tiếng, mất tiếng kéo dài. Nguyên nhân có thể được gây ra bởi bệnh trào ngược acid dạ dày, thực quản, thường xuyên tiếp xúc với các hơi khí kích thích như khói thuốc lá, hóa chất và các nhiễm trùng như nhiễm trùng nấm men của dây thanh âm ở những người mắc hen suyễn sử dụng thuốc hít, bệnh nhân sử dụng phương pháp hóa trị liệu hoặc ở những người có hệ thống miễn dịch suy giảm.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dịch vị của dạ dày trào lên thực quản làm tổn thương niêm mạc họng, thanh quản gây ra một loạt các triệu chứng như đau rát cổ họng, ngứa họng, khô họng, khản tiếng, mất tiếng... Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể gây khản tiếng kéo dài, hình thành các khối u nhú trong họng, thanh quản.
4. Lạm dụng giọng nói quá mức
Nói là một nhiệm vụ vật lý đòi hỏi sự phối hợp của hơi thở và các cơ thanh quản. Việc sử dụng giọng nói quá lớn, nói nhiều, thường xuyên, liên tục hoặc phát âm sai cách sẽ dẫn đến những tổn thương ở dây thanh và phát triển các tổn thương lành tính như polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh,…
5. Tổn thương lành tính trên dây thanh
Các tổn thương lành tính trên dây thanh không phải là ung thư dây thanh, thường được gây ra bởi sự lạm dụng giọng nói gây chấn thương cho các dây thanh âm lâu ngày hình thành nên các khối u nhú như u nang dây thanh, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh,… gây khản tiếng kéo dài, giọng nói đôi, thậm chí mất tiếng.
6. Xuất huyết dây thanh
Nếu bạn bị mất tiếng đột ngột sau khi hát to, nói to hay la hét quá mức có thể dẫn tới xuất huyết dây thanh. Xuất huyết dây thanh là khi một hay nhiều mạch máu trên bề mặt dây thanh bị vỡ gây xuất huyết dây thanh. Với những trường hợp này, bạn cần dành thời gian cho dây thanh của bạn được nghỉ ngơi, hạn chế nói tuyệt đối cho đến khi hết tình trạng xuất huyết.
7. Tê liệt dây thanh
Khản tiếng có thể được gây ra bởi các vấn đề về dây thần kinh và các cơ chi phối hoạt động của các dây thanh quản. Khi một dây thanh quản bị tê liệt hay yếu sẽ làm ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. Tình trạng này thường xảy ra sau phẫu thuật ở cổ hoặc ngực hay có một khối u xuất hiện ở dọc dây thanh. Nhiều trường hợp liệt dây thanh âm có thể phục hồi trong vài tháng nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Điều trị tê liệt dây thanh âm cần được điều trị tích cực và phương pháp điều trị phụ thuộc vào bản chất, mức độ suy giảm giọng nói. Phẫu thuật dây thanh bị liệt là phương pháp được lựa chọn để điều trị tê liệt dây thanh phổ biến hiện nay.
8. Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là bệnh lý nghiêm trọng cần đòi hỏi phải có chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh thường được biểu hiện với các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt khó, đau, khản tiếng kéo dài,…
Thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa khản tiếng, mất tiếng
Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại và y học cổ truyền, các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp những tinh hoa của 2 nền y học này bào chế thành công ra sản phẩm viên nén giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng. Với công nghệ bào chế hiện đại, chiết xuất tối đa các thành phần có tác dụng điều trị, loại bỏ độc tính với dạng bào chế tiện lợi, dễ sử dụng.