Polyp dây thanh là một tổn thương dạng khối bên trong có chứa các chất lỏng, thường nằm trên các cạnh của dây thanh. Nhìn từ trên xuống, bình thường các dây thanh tạo thành lỗ hình chữ V, dây thanh rung lên vài trăm lần mỗi giây khi hát hoặc nói, điều này có thể gây ra nhiều căng thẳng trên dây thanh. Do vậy, việc sử dụng giọng nói không đúng cách, nói quá to, quá nhiều, hay trong môi trường ô nhiễm như có nhiều khói, hơi hóa chất, không khí khô,… trong thời gian dài có thể làm cho dây thanh bị sưng tấy, tổn thương.

Khi dây thanh âm của bạn bị sưng nề có một trong 2 trường hợp có thể xảy ra:

-      Các dây thanh âm sẽ trở lại bình thường nếu bạn có biện pháp điều trị, dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc giọng nói của mình đúng cách.

-      Các dây thanh âm sẽ sưng trở lại nếu bạn tiếp tục sử dụng giọng nói của mình và không có biện pháp bảo vệ hay điều trị nào. Các dây thanh âm sẽ tiếp tục sưng lên ngày càng dày lên dần dần hình thành các khối polyp.

Dấu hiệu nhận biết polyp dây thanh:

Polyp dây thanh gây ảnh hưởng đến độ rung của dây thanh, làm cho dây thanh không khép kín lại được là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của giọng nói. Nếu bạn là một người thường xuyên phải sử dụng đến giọng nói như ca sĩ, nghệ sĩ lồng tiếng, giáo viên,… Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những thay đổi của giọng nói. Dưới đây là một số thay đổi của giọng nói mà bạn có thể gặp khi mắc polyp dây thanh:

-      Giọng nói đôi

-      Giọng nói bị rung

-      Khản tiếng có thể thường xuyên hoặc không

-      Khó hát các âm cao

-      Khó hát giọng trầm

-      Cảm giác mệt khi nói, đặc

-      Có cảm giác khó chịu, đau họng, cảm giác tức tức ở họng

Polyp dây thanh có biến chứng gì?

Nếu polyp dây thanh không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:

-      Khản tiếng vĩnh viễn

-      Sẹo dây thanh

-      Mất âm vực

Làm thế nào để tránh biến chứng của polyp dây thanh ?

Chẩn đoán sớm là chìa khóa để tránh những biến chứng của polyp dây thanh. Ngay khi có những biến đổi bất thường ở giọng nói của bạn như khản tiếng, giọng nói đôi, nói nhanh mệt,… bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp, nội soi thanh quản, xác định tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả. Tùy thuộc vào kích thước của polyp dây thanh mà bác sĩ có chỉ định phù hợp như dùng thuốc hay phẫu thuật loại bỏ khối polyp.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế nói trong thời gian điều trị, dành thời gian nghỉ ngơi cho dây thanh, phân bổ thời gian nói hợp lý, phát âm đúng cách. Tránh gây căng thẳng quá mức cho dây thanh của bạn, tránh la hét, nói to, nói nhiều,… Điều trị triệt để các đợt viêm thanh quản cấp, không để viêm thanh quản cấp tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới viêm thanh quản mạn tính dễ có nguy cơ hình thành polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh.

Song song với các biện pháp này, những người có nguy cơ cao mắc polyp dây thanh như giáo viên, ca sĩ, diễn viên, thuyết minh phim,… hay những người thường xuyên mắc viêm thanh quản cấp tính,… nên sử dụng các sản phẩm giúp bảo vệ thanh quản, giữ gìn sức khỏe dây thanh bằng các thảo dược quý từ thiên nhiên đã được chứng minh tác dụng qua thực tiễn sử dụng từ nhiều năm nay.