Có được giọng nói trong trẻo là mong ước của hàng triệu người hiện nay. Vậy nhưng, chỉ cần bất kỳ sự tổn thương nào gây ảnh hưởng tới một trong các bộ phận tạo ra âm thanh như thanh quản, răng, môi, lưỡi,... giọng nói sẽ trở nên khàn và khó nghe. Hiểu được điều này, nội dung bài viết sau sẽ bật mí cho bạn cách hát không bị khàn giọng giúp bạn luôn “tỏa sáng”, tự tin làm chủ sân khấu của chính mình.

Tình trạng khàn giọng khi hát là gì?

Khàn giọng khi hát là hiện tượng giọng nói phát ra bị rè, khàn đặc, không trong trẻo như trước. Theo nghiên cứu, lời nói, giọng hát được hình thành dựa vào hoạt động của hai dây thanh đới nằm bên trong thanh quản. Khi hai dây thanh này bị tổn thương, âm thanh phát ra cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây mất tiếng tạm thời.

Trên thực tế, tình trạng khàn giọng khi hát gặp phổ biến ở người có đặc thù nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói nhiều như ca sĩ, MC, diễn giả, giáo viên,.... Nguyên nhân bởi vì, khi dây thanh quản phải “làm việc” ở cường độ cao, thời gian dài sẽ trở nên suy yếu, kéo theo đó là sự tấn công của vi khuẩn, virus từ môi trường, khiến giọng nói bị biến đổi, đôi khi nói không thành tiếng.

Khàn giọng khi hát là hiện tượng giọng nói phát ra bị rè, khàn đặc, không trong trẻo

Khàn giọng khi hát là hiện tượng giọng nói phát ra bị rè, khàn đặc, không trong trẻo

Cách hát không bị khàn giọng hiệu quả

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nói khó, hát bị khàn giọng thì hãy thử tham khảo một số cách khắc phục hiệu quả sau:

Kiểm soát hơi thở tốt giúp giảm khàn giọng

Có thể bạn chưa biết, việc lấy hơi không đúng cách là nguyên nhân phổ biến khiến dây thanh âm bị tổn thương, từ đó dẫn đến khàn tiếng. Bởi vậy, cách hát đơn giản nhất để không bị khàn giọng là bạn phải kiểm soát được tốt hơi thở của mình. 

Đầu tiên, bạn hãy đứng thẳng người, đồng thời hít thở đều theo nhịp và thư giãn cơ thể. Tiếp theo, bạn bắt đầu lấy hơi từ khu vực bụng dưới, khi lồng ngực có dấu hiệu căng tức thì thở ra nhẹ nhàng. Theo chuyên gia, bạn nên tập hít thở liên tục để có được giọng hát trong trẻo, nhẹ nhàng.

Giảm khàn giọng nhờ luyện tập dây thanh quản

Mở và đóng dây thanh quản đúng cách giúp âm thanh phát ra tròn trịa, truyền cảm và trong trẻo hơn. Đây cũng là cách hát không khàn giọng hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay. 

Để luyện tập dây thanh, bạn chỉ cần đứng cách gương khoảng 0,5m, sau đó mở miệng to. Tiếp theo, bạn dùng sức ấn lưỡi xuống sao cho miệng mở ra có hình chữ U và có thể nhìn thấy lưỡi gà.

Bên cạnh việc luyện tập dây thanh, bạn hãy dành ra khoảng 5 - 10 phút mỗi ngày để massage xương hàm giúp ngăn ngừa tình trạng biến dạng âm thanh. Cách làm khá đơn giản: Dùng hay đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng phía dưới xương gò má theo chiều kim đồng hồ, đồng thời mở rộng miệng từ 10 - 20 lần. Kiên trì thực hiện phương pháp này 1 - 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ có được giọng hát trong trẻo như mong muốn.

Giảm khàn giọng hiệu quả nhờ luyện tập dây thanh âm

Giảm khàn giọng hiệu quả nhờ luyện tập dây thanh âm

Bài tập rung môi giúp cải thiện giọng hát

Theo chuyên gia, bài tập rung môi là kỹ thuật luyện thanh giúp bạn lấy hơi dài và có thể điều tiết được hơi thở theo mong muốn. Không chỉ thế, rung môi còn giúp mở rộng âm vực, hạn chế các tổn thương tới dây thanh quản, từ đó bảo vệ giọng nói.

Để thực hiện bài tập này, bạn sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt nhẹ lên hai bên má. Tay còn lại bạn che trước miệng để tránh phun nước bọt ra ngoài. Tiếp theo, dùng sức thổi hơi ra để làm rung cả hai môi, đồng thời cong lưỡi lên và đẩy hơi ra ngoài để rung lưỡi. Cách hát không bị khàn giọng này khá đơn giản, bạn có thể tự luyện tập tại nhà để cải thiện giọng hát của mình.

Hát đúng thang âm giúp giảm khàn giọng khi hát

Hát đúng thang âm giúp bạn xác định chính xác âm vực, đồng thời hạn chế tổn thương dây thanh quản. Bài tập này có giúp cải thiện đáng kể tình trạng khàn giọng khi hát, nói hàng ngày.

Cách thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn khởi động bằng việc hát âm “mi” - đây là âm thấp nhất trong bảng thang âm, sau đó nâng dần tông giọng lên đến nốt cao nhất có thể. Trong quá trình luyện tập, bạn không nên gắng sức mà phải kiên trì, nhẹ nhàng để tránh tổn thương thanh âm.

Hát đúng thang âm giúp giảm khàn giọng khi hát hiệu quả

Hát đúng thang âm giúp giảm khàn giọng khi hát hiệu quả

Cách hát không bị khàn giọng nhờ sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các cách hát không bị khàn giọng hiệu quả kể trên, hiện nay, nhiều người tin tưởng sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Đi đầu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây rẻ quạt. Theo nghiên cứu, rẻ quạt có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp, từ đó giảm khàn giọng, mất tiếng.

Ngoài rẻ quạt, sản phẩm còn chứa một số dược liệu khác như bán liên liên, sói rừng, bồ công anh. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược lành tính giúp tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện đau họng cực hiệu quả. Nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được đánh giá tích cực từ chuyên gia đầu ngành và hàng ngàn phản hồi tốt từ người dùng. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa rẻ quạt để cải thiện giọng hát của mình.

Cách hát không bị khàn giọng nhờ thảo dược rẻ quạt được nhiều người lựa chọn

Cách hát không bị khàn giọng nhờ thảo dược rẻ quạt được nhiều người lựa chọn

Trên đây là toàn bộ các cách hát không bị khàn giọng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã có thêm gợi ý để có được giọng hát hay, trong trẻo.

Đừng quên để lại câu hỏi bên dưới cho chuyên gia nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm nhé!