Sau những đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm, nhiều người thường bị đau họng khan tiếng rất khó chịu. Thực tế, hiện tượng cổ họng sưng viêm và biến đổi giọng nói xảy ra khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng khá phổ biến.

Tuy nhiên, nếu chất lượng giọng nói suy giảm đáng kể kèm theo ho, đau họng, khó nuốt trong thời gian dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản. Vậy nhận biết tình trạng này thế nào và cách điều trị ra sao?

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thanh quản

Nhìn chung, triệu chứng ung thư thanh quản không có quá nhiều điểm rõ ràng và đặc trưng. Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lý này là sự thay đổi bất thường trong giọng nói, biểu lộ qua việc khàn giọng, nói không rõ tiếng tạm thời. Sau một thời gian, khi khối u phát triển thì khan tiếng sẽ tăng lên, kèm theo hụt hơi, nói nhanh mệt hoặc thậm chí mất tiếng. Một số người còn có thể bị khó thở, thở gấp do khối u chèn ép vào đường thở dẫn tới tắc nghẽn. Đôi khi, người bệnh còn bị ho từng cơn theo kiểu co thắt hoặc ho sặc sụa do sặc thức ăn.

Ngoài khan tiếng, ung thư thanh quản còn có một vài triệu chứng khác, điển hình là đau họng, cảm giác như có thứ gì đó mắc kẹt. Điều này khiến người bệnh đau đớn khi nuốt và không thể ăn uống bình thường. Cơn đau cũng có thể lan đến tai, buốt óc.

Giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư thanh quản cũng có triệu chứng giảm cân vào giai đoạn muộn. Tuy nhiên, cân nặng giảm đi cũng có thể xảy ra khi bạn ăn ít hơn do đau hoặc khó nuốt.

Dau-hong-khan-tieng-keo-dai-co-the-la-dau-hieu-cua-ung-thu-thanh-quan

Đau họng khan tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư thanh quản?

Khi có nghi ngờ ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Nội soi thanh quản, mổ nội soi và sinh thiết được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện khối u.

Đối với bệnh nhân đã xác định ung thư thanh quản thường được chụp CT cổ có tiêm thuốc cản quang và chụp X-quang ngực hoặc CT ngực. Ngoài ra, phương pháp PET cổ và ngực cũng được kết hợp để xem khối u đã di căn tới các cơ quan khác chưa.

Nhìn chung, đau họng khan tiếng là hiện tượng thường gặp và do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến là viêm thanh quản, lạm dụng giọng nói (nói to hoặc la hét quá nhiều), hút thuốc lá… Hay như việc hút thuốc lá cũng có thể gây khàn giọng vì nó khiến kích ứng niêm mạc họng. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cũng làm tăng mức độ khan tiếng, bao gồm: Trào ngược axit dạ dày, dùng thuốc thông mũi, dị ứng, các vấn đề về tuyến giáp… Vì thế, không ít người đã bỏ qua hiện tượng này và chỉ đến khi triệu chứng kéo dài mới đi khám thì phát hiện ra ung thư thanh quản.

Ung thư thanh quản có chữa được không?

Ung thư thanh quản nếu phát hiện sớm có tỷ lệ chữa khỏi là 80%. Nhưng phần lớn các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên để nặng mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn.

Hiện nay, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị ung thư thanh quản khác nhau. Cụ thể:

Phẫu thuật: Ở giai đoạn sớm của ung thư thanh quản, phẫu thuật cắt dây thanh có thể giúp loại bỏ khối u và bảo tồn giọng nói. Nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ phải cắt thanh quản bán phần hoặc toàn phần, kèm theo phẫu thuật nạo vét hạch cổ.

Xạ trị và hóa trị: Sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư thanh quản vẫn cần chiếu tia xạ hậu phẫu và điều trị hoá chất phối hợp, kèm theo nâng cao thể trạng và tình trạng miễn dịch chung. Nhiều người không còn cảm giác ngon miệng, vị giác và khứu giác bị thay đổi. Lúc này, việc đảm bảo dinh dưỡng cần được chú trọng nhằm cung cấp đủ năng lượng và protein cho bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ và làm lành vết thương. Vì bị khô miệng do tia xạ nên các món lỏng như cháo, súp, sữa… cần được ưu tiên.

Xa-tri-duoc-thuc-hien-khi-ung-thu-thanh-quan-tien-trien-o-giai-doan-nang

Xạ trị được thực hiện khi ung thư thanh quản tiến triển ở giai đoạn nặng

Lời khuyên cho người bị khan tiếng đau họng kéo dài

Ngoài ung thư thanh quản, khan tiếng đau họng còn là kết quả của nhiều vấn đề sức khỏe, từ cơ bản đến nghiêm trọng. Do đó, nếu triệu chứng trên kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Trong thời gian này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện giọng nói, giảm đau rát họng:

  • Uống nhiều nước ấm giúp thanh quản và cổ họng không bị khô, hạn chế tình trạng kích ứng.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn hay chứa caffeine vì gây mất nước và có hại cho thanh quản.
  • Tránh ăn thực phẩm chiên rán, đồ ăn cay nóng hoặc quá mặn. Thay vào đó, nên ăn các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm giàu vitamin để giảm viêm, cải thiện nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Không hút thuốc lá bởi nicotin trong khói thuốc sẽ làm thanh quản bị kích ứng và viêm nặng hơn.
  • Sử dụng thảo dược rẻ quạt: Nghiên cứu cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Không những vậy, rẻ quạt còn được kết hợp với các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, qua đó giảm triệu chứng đau họng khan tiếng hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, theo một khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt.

Re-quat-co-tac-dung-khang-khuan-chong-viem-nen-giup-giam-dau-hong-khan-tieng

Rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm đau họng khan tiếng 

Ung thư thanh quản càng được phát hiện sớm thì càng dễ điều trị và khả năng chữa khỏi thành công càng cao. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua khan tiếng đau họng hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác bởi rất có thể, đó chính là dấu hiệu cho biết sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.

Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.