Viêm amidan đáy lưỡi là một trong những thể viêm amidan thường gặp ở nhiều người. Bệnh xảy ra khi có sự xâm nhập của virus, vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm khu vực đáy lưỡi gần với amidan. Vậy viêm amidan đáy lưỡi là gì và có những dấu hiệu nào đặc trưng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về bệnh lý này để bạn tham khảo.

Viêm amidan đáy lưỡi được hiểu là gì?

Viêm amidan đáy lưỡi là thuật ngữ dùng để mô tả những tổ chức hạt lympho ở vùng đáy lưỡi sau V lưỡi bị viêm. Amidan là tổ chức hạch bạch huyết có nhiệm vụ vây bắt, ngăn chặn các tác nhân có hại phát triển và ngăn chúng gây viêm nhiễm đường hô hấp. Tổ chức amidan ở khu vực hầu họng là một vòng kín, gọi là vòng Waldeyer, trong đó có amidan đáy lưỡi.

Viem-amidan-day-luoi-la-tinh-trang-cac-khoi-amidan-o-vung-day-luoi-sau-V-luoi-bi-viem

Viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng các khối amidan ở vùng đáy lưỡi sau V lưỡi bị viêm

Triệu chứng và hình ảnh viêm amidan đáy lưỡi thế nào?

Triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi không quá khác biệt so với những thể thông thường. Theo đó, các biểu hiện ở người bị viêm amidan đáy lưỡi gồm:

- Đau, nuốt vướng, khó chịu trong cổ họng. Đau rõ ràng nhất là khi nuốt nước bọt, ăn uống, luôn có cảm giác họng đang vướng thứ gì đó và nhiều khi khó phát âm. Cơn đau có thể lan từ lưỡi đến sau tai, tăng lên khi ho khan, lúc nuốt thức ăn hay nước bọt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp sinh hoạt thường ngày.

- Khu vực họng cạnh amidan, đáy lưỡi có biểu hiện nóng đỏ, sưng nề và khô rát do giảm tiết nước bọt.

- Sốt: Người bệnh viêm amidan đáy lưỡi có thể sốt nhẹ trong giai đoạn cấp.

- Ngáy to, thở khò khè khi ngủ.

- Khô miệng, lưỡi trắng bẩn.

- Nếu viêm amidan do virus, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như viêm kết mạc, chảy nước mũi… Lúc này, niêm mạc họng sưng đỏ, xuất tiết, amidan và toàn bộ các tổ chức lympho ở thành sau họng cũng bị sưng to.

- Nếu viêm amidan do vi khuẩn, bề mặt amidan thường có các chấm mủ trắng hoặc bựa trắng, amidan sưng to và đỏ. Lúc này thường có các hạch dưới góc hàm sưng, đau.

- Viêm amidan đáy lưỡi rất dễ lan sang các vùng khác như thanh quản, phế quản, khí quản… gây ra viêm thanh phế khí quản. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện như sốt, ho có đờm, giọng nói bắt đầu khàn, tăng tiết dịch nhầy, đau tức ngực và khó chịu trong người.

- Các dấu hiệu khác: Cơ thể mệt mỏi, chán ăn vì nuốt đau, đau đầu, hơi thở có mùi hôi…

Viem-amidan-day-luoi-co-the-khien-nguoi-benh-met-moi-chan-an

Viêm amidan đáy lưỡi có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn

>>> XEM THÊM: Viêm amidan có nguy hiểm không? Biến chứng nghiêm trọng cần biết

Nguyên nhân gây ra viêm amidan đáy lưỡi

Nguyên nhân gây viêm amidan đáy lưỡi là do sự xâm nhập quá mức của virus và vi khuẩn. Trong đó, virus epstein-barr là loại virus phổ biến dẫn đến tình trạng này. Với vi khuẩn, chủng vi khuẩn hay gây viêm amidan đáy lưỡi nhất là liên cầu khuẩn nhóm A, tuy nhiên các vi khuẩn khác gây viêm nhiễm hầu họng đều có thể dẫn tới bệnh lý này.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan đáy lưỡi, bao gồm:

  • Đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác như cảm cúm, cảm lạnh…
  • Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Amidan bị viêm do lây lan từ các ổ nhiễm khác trên đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm xoang…
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều khói bụi, nấm mốc hoặc hóa chất.
  • Thay đổi thời tiết, các vi sinh vật có cơ hội phát triển và gây hại cho cơ thể.
  • Sức đề kháng yếu nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai từ môi trường bên ngoài.

Suc-de-khang-kem-tao-dieu-kien-cho-virus-vi-khuan-gay-benh-viem-amidan

Sức đề kháng kém tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh viêm amidan

Điều trị viêm amidan đáy lưỡi ra sao?

Mục đích chung của các phương pháp điều trị viêm amidan đáy lưỡi là giảm đau rát, viêm nhiễm nhằm ngăn chặn tổn thương lan rộng, từ đó giúp hạn chế biến chứng.

Cách trị viêm amidan đáy lưỡi tại nhà

Dù viêm amidan đáy lưỡi là cấp tính hay mạn tính, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống đều giúp giảm tiến triển của bệnh, cải thiện các triệu chứng khó chịu. Cụ thể:

- Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.

- Tránh xa các loại đồ uống chứa caffeine, rượu bia, chất kích thích. Tuyệt đối không hút thuốc lá bởi khói thuốc chính là tác nhân gây khô cổ họng, kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi.

- Làm dịu cổ họng bằng các phương pháp dân gian như: Ngậm chanh đào mật ong, quất chưng đường phèn... Các cách này sẽ giúp làm ấm, ẩm cổ họng.

- Súc họng nước muối ngày 2- 3 lần để sát khuẩn, làm sạch họng.

- Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng đủ các nhóm chất: chất béo, chất đường bột, chất đạm,...

- Sử dụng thảo dược hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm các triệu chứng của viêm amidan. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Vì thế, những dược liệu này có khả năng giảm đau, giảm viêm, đồng thời ức chế các chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như viêm amidan hiệu quả. Nhờ đó, sử dụng thảo dược là cách đơn giản giúp giảm đau rát họng, khàn tiếng nhanh chóng và an toàn.

Dùng thuốc chữa viêm amidan đáy lưỡi

Nếu việc điều chỉnh lối sống không đủ để hỗ trợ điều trị viêm amidan đáy lưỡi, bạn có thể phải dùng một số loại thuốc. Ví dụ như:

  • Điều trị triệu chứng: Thuốc giảm đau, men chống viêm, hạ sốt, chống phù nề. Nếu viêm amidan kèm ho có đờm cần uống thuốc long đờm, giảm tiết chất nhầy.
  • Thuốc kháng sinh: Phần lớn các trường hợp viêm amidan là do virus nên không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê kháng sinh để điều trị.
  • Thuốc khác: Thuốc kháng nấm nếu có dấu hiệu nhiễm nấm.

Dieu-tri-viem-amidan-day-luoi-bang-thuoc-khang-sinh-trong-truong-hop-co-nhiem-khuan

Điều trị viêm amidan đáy lưỡi bằng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn

Phẫu thuật cắt amidan

Cắt amidan là một thủ thuật đơn giản giúp loại bỏ nhanh chóng các ổ viêm nhiễm tại amidan. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên thực hiện cắt amidan bởi đây là tổ chức quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Theo khuyến cáo, phẫu thuật cắt amidan đáy lưỡi chỉ nên thực hiện cho những đối tượng sau sau:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, trung bình từ 5-6 lần/năm.
  • Amidan đáy lưỡi sưng to, gây cản trở đường thở dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy do thiếu cung cấp oxy cho cơ thể.
  • Không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa, kể cả thuốc kháng sinh.
  • Viêm amidan gây biến chứng tới các cơ quan lân cận như: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh khí phế quản...

>>> XEM THÊM: Cắt amidan bao lâu thì nói được? Cách để giọng nói sớm phục hồi

Phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi thế nào?

Để phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ và gia vị cay nóng, đồ ăn và thức uống lạnh.
  • Bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày.
  • Rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp giảm sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
  • Tập luyện thể dục thể thao rèn luyện cơ thể, nâng cao sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục trong quá trình điều trị bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng họng khi trời lạnh.
  • Chủ động khám và điều trị các bệnh về răng miệng, mũi họng (nếu có) giúp phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực amidan lưỡi.

Mặc dù viêm amidan đáy lưỡi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở họng và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh vẫn có thể cải thiện được khi bạn phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện và đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường chính là lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn.

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.