Viêm amidan gây ra những cơn đau họng dữ dội, kèm theo sốt cao và sưng các hạch bạch huyết. Vì thế, nhiều người băn khoăn không biết viêm amidan có nguy hiểm không? Nội dung bài viết sau, chuyên gia sẽ chia sẻ cho bạn các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan, đồng thời bật mí cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan

Viêm amidan không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe, chẳng hạn nhiễm khuẩn máu, viêm cầu thận,... Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan mà bạn nên lưu ý:

Biến chứng tại chỗ

Biến chứng tại vị trí amidan bị viêm thường gặp nhất là áp xe hoặc viêm tấy amidan. Tình trạng này xảy ra khi viêm amidan cấp tính phát hiện muộn hoặc không điều trị triệt để ngay từ ban đầu, khiến bệnh tái phát nhiều lần. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau họng, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi, kèm theo sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Cụ thể:

  • Áp xe amidan: Là sự mưng mủ tại tổ chức amidan. Khi các khe và hốc amidan bị tắc nghẽn, các chất dịch sẽ ứ đọng lại, tạo thành túi mủ bên trong nhu mô amidan.
  • Viêm tấy amidan: Là tình trạng các mô liên kết xung quanh amidan bị sưng tấy. Nếu mô này hình thành ổ mủ thì gọi là áp xe amidan. Người bị viêm tấy amidan thường có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, đau họng nhiều, thậm chí suy nhược cơ thể.

ap-xe-amidan-la-bien-chung-tai-cho-thuong-gap-cua-viem-amidan.webp

Áp xe amidan là biến chứng thường gặp của viêm amidan

Biến chứng lân cận 

Viêm amidan không chữa trị sớm và bị tái phát nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Một số biến chứng gần mà người bệnh viêm amidan có thể gặp phải là viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa,... Dưới đây là 2 biến chứng phổ biến nhất mà bạn nên chú ý để phòng ngừa:

  • Áp xe thành bên họng: Viêm nhiễm từ amidan khẩu cái lan ra ngoài theo đường tĩnh mạch sẽ gây áp xe thành bên họng. Lúc này, người bệnh có biểu hiện sốt cao, nuốt khó, đau lan sang vùng tai. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, túi mủ có thể vỡ và tràn vào họng, gây tắc nghẽn đường thở.
  • Viêm tai giữa: Ban đầu, người bệnh viêm amidan mạn tính thường bị đau tại khu vực mũi họng. Sau một thời gian, bệnh tiến triển đến giai đoạn quá phát gây viêm tai giữa cấp mủ. Các triệu chứng thường gặp gồm đau tai dữ dội, sốt cao, chảy dịch mủ, thậm chí thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực.

Biến chứng toàn thân

Không chỉ gây viêm nhiễm tại các cơ quan lân cận, vi khuẩn từ ổ viêm amidan có thể di chuyển đến những khu vực xa hơn dẫn đến biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm thấp tim,... 

Đối với trường hợp viêm amidan do liên cầu beta tan máu nhóm A gây ra, người bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh liều cao và trong thời gian dài mới tiêu diệt được hết vi khuẩn. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn này có thể di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn, thậm chí đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.

viem-amidan-khong-chua-tri-som-co-the-gay-bien-chung-viem-cau-than.webp

Viêm amidan không chữa trị sớm có thể gây biến chứng viêm cầu thận

Cách điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả

Đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được băn khoăn viêm amidan có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, viêm amidan mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều nguy hại tới sức khỏe. Để làm giảm các triệu chứng, đồng thời hạn chế biến chứng về sau, bạn có thể tham khảo các cách chữa viêm amidan dưới đây:

Chữa viêm amidan bằng thuốc tây 

Viêm amidan gây ra chủ yếu do virus, bởi vậy nguyên tắc điều trị của tây y là tập trung làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm amidan:

Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng cho người bị viêm amidan do vi khuẩn với các nhóm phổ biến là:

  • Nhóm beta lactam: Đây là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng. Kháng sinh beta lactam có tác dụng tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây viêm amidan như liên cầu tan huyết, tụ cầu, phế cầu, vi khuẩn ái khí,... Một số kháng sinh beta lactam được sử dụng nhiều có thể kể đến như Amoxicillin, Cephalosporin, Acid Clavulanic,...
  • Nhóm macrolid: Nếu bị dị ứng với kháng sinh nhóm beta lactam, nhóm macrolid chính là một lựa chọn thay thế để điều trị cho bệnh nhân. Nhóm kháng sinh này có tác dụng tốt với các chủng vi khuẩn gram dương như phế cầu, tụ cầu. Những thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm amidan gồm Erythromycin, Clarithromycin,... 

Mặc dù kháng sinh đem đến hiệu quả diệt khuẩn tốt, nhưng thuốc này thường gây hại với gan, thận. Bởi vậy, bạn không nên lạm dụng và tùy tiện sử dụng mà phải tuân thủ theo chỉ định.

Thuốc kháng viêm, chống xung huyết: Thuốc kháng viêm giúp người bệnh viêm amidan giảm viêm nhiễm hiệu quả. Thuốc được bào chế chủ yếu từ các hoạt chất như prednisolon hoặc chymotrypsin, có tác dụng giảm sưng đau, mưng mủ tại amidan. Thuốc kháng viêm khi sử dụng dài ngày có thể gây tác dụng phụ ở mắt hoặc thần kinh, khiến người bệnh bị giảm thị lực, buồn nôn, co giật,...

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trường hợp bệnh nhân viêm amidan có biểu hiện sốt cao, người bệnh có thể dùng thêm các thuốc như paracetamol, ibuprofen... để làm giảm triệu chứng sốt, đồng thời giảm đau họng do viêm amidan gây ra.

su-dung-thuoc-tay-chua-viem-amidan-hieu-qua-cao-nhung-tiem-an-nhieu-nguy-hai-voi-suc-khoe.webp

Sử dụng thuốc tây chữa viêm amidan hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Amidan là tổ chức bạch huyết, có vai trò nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể để ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nhưng khi amidan bị viêm tái đi tái lại nhiều lần hoặc gây các triệu chứng nặng nề như đau họng dữ dội, tắc nghẽn đường thở,... bác sĩ thường sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Trên thực tế, phẫu thuật cắt amidan tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Thời gian phẫu thuật chỉ kéo dài từ 30 - 45 phút. Sau khi cắt amidan, bệnh nhân sẽ được theo dõi nội trú một ngày, sau đó chăm sóc tại nhà và tái khám theo lịch hẹn. 

phau-thuat-cat-bo-amidan-duoc-chi-dinh-khi-viem-amidan-tai-phat-nhieu-lan.webp

Phẫu thuật cắt bỏ amidan được chỉ định khi viêm amidan tái phát nhiều lần

Dùng sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt

Ngoài các biện pháp kể trên, chuyên gia khuyên người bệnh viêm amidan nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, nổi bật trong số đó là giải pháp chứa rẻ quạt. Theo đông y, rẻ quạt giúp tiêu đờm, giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng,... Còn theo tây y, rễ và thân rẻ quạt có chứa các hoạt chất quý như isoflavonoid, iridal-triterpenoid, flavonoid,... có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt, một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, dịch chiết rẻ quạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tương đương hoạt chất Indomethacin.

Nhận thấy những công dụng tuyệt vời của rẻ quạt, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời viên uống có chiết xuất từ rẻ quạt. Ngoài ra, sản phẩm còn có nhiều thành phần dược liệu khác như sói rừng, bán biên liên và bồ công anh. Sản phẩm có công dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả. Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát cho kết quả, có đến hơn 90.8% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa rẻ quạt.

san-pham-thao-duoc-chua-re-quat-ho-tro-dieu-tri-viem-amidan.webp

Sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan

Cách phòng ngừa viêm amidan được nhiều người chia sẻ

Theo chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm amidan bằng các cách sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể đào thải các chất cặn bã ra ngoài mà còn giúp giảm sưng viêm amidan.
  • Ăn uống đầy đủ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho amidan.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp súc miệng bằng nước muối để bảo vệ và làm sạch răng miệng.
  • Tăng cường vận động thể lực bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội,... 
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá bởi chúng đều tác nhân gây tăng số lượng vi khuẩn trong khoang miệng và dễ gây viêm nhiễm cho amidan.

uong-du-nuoc-giup-phong-ngua-viem-amidan.webp

Uống đủ nước giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan hiệu quả

Nội dung bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về viêm amidan có nguy hiểm không và bật mí cho bạn các cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả. Bạn có thể để lại bình luận dưới đây cho chuyên gia nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh viêm amidan nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/is-tonsillitis-contagious 

https://www.today.com/health/what-know-about-many-forms-tonsilitis-t163540 

https://www.medicinenet.com/is_tonsillitis_contagious/article.htm