Đau cổ họng bên phải hoặc bên trái gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và nói chuyện, làm chất lượng cuộc sống giảm sút. Không những thế, đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về hệ hô hấp khác mà bạn chưa biết. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về đau ở cổ họng bên phải để điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Đau cổ họng bên phải là tình trạng thế nào?

Đau cổ họng bên phải là tình trạng khó chịu và đau đớn xảy ra ở phía bên phải của cổ họng. Trường hợp nhẹ, cơn đau có thể xuất hiện ngắt quãng, không liên tục. Nhưng ngược lại, khi cơn đau kéo dài triền miên, nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, khó khăn trong ăn uống hoặc giao tiếp.

Bạn dễ dàng nhận biết đau cổ họng bên phải bằng những biểu hiện như:

  • Đau khi nuốt, ngay cả nuốt nước bọt. Người bệnh cảm giác đau rát họng và đầu dưới của thực quản bị tắc nghẽn.
  • Ngay sau khi nuốt vào có thể bị trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng lên cuống họng.
  • Khó thở khi thức ăn bị tắc nghẽn ở hầu họng.

Dau-trong-co-hong-ben-phai-gay-rat-hong-khi-noi-va-nuot-nuoc-bot

Đau trong cổ họng bên phải gây rát họng khi nói và nuốt nước bọt

Nguyên nhân gây đau cổ họng bên phải phổ biến

Đau cổ họng bên phải hoặc bên trái đều xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như:

Nguyên nhân trực tiếp

Rất nhiều bệnh lý, tình trạng có thể gây đau họng ở cả bên phải và bên trái, bao gồm:

  • Viêm amidan: Khi virus hoặc vi khuẩn tấn công ồ ạt, amidan sẽ sưng lên và kích thích phản ứng viêm, gây đau rát họng bên phải hoặc bên trái.
  • Áp-xe quanh amidan: Nếu viêm amidan diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị, áp-xe quanh amidan sẽ được hình thành. Tình trạng này có thể gây đau một bên cổ họng, đau nửa họng, đau bên phải hoặc trái.
  • Sỏi amidan: Khi bị sỏi amidan, người bệnh thường đau một bên cổ họng, hôi miệng, thỉnh thoảng khạc ra viên sỏi (có kích thước bằng nửa hạt cơm, màu vàng nhạt và rất hôi).
  • Viêm hạch bạch huyết: Đau một bên họng có thể là do hạch bạch huyết viêm và sưng to gây ra. Hạch bạch huyết phân bố ở hai bên họng. Nếu hạch bị viêm một bên sẽ dẫn tới đau một bên cổ họng, có thể là bên phải hoặc bên trái.

Amidan-bi-viem-rat-de-lay-sang-vung-khac-gay-dau-mot-ben-hong

Amidan bị viêm rất dễ lây sang vùng khác, gây đau một bên họng

Những yếu tố liên quan gây đau họng bên phải

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp, những yếu tố sau đây cũng góp phần hoặc làm nặng thêm cơn đau ở một bên họng:

  • Mắc hội chứng chảy dịch mũi sau khiến dịch mũi chảy từ mũi xuống họng, mang theo mầm bệnh và gây đau cho một bên cổ họng.
  • Trào ngược dạ dày: Axit dạ dày trào ngược vào ống thực quản và hầu họng thường xuyên có thể gây đau một bên họng.
  • Bệnh tay chân miệng: Các vết lở loét của bệnh lý này có thể phát triển ở phần miệng sau, thành họng và một bên họng. Từ đó, dễ gây đau cổ họng bên phải.
  • Viêm thanh quản: Viêm nhiễm ở thanh quản có thể lan sang cổ họng gây đau một hoặc cả hai bên, kèm theo khàn tiếng và ho khan.
  • Ung thư: Hiếm khi ung thư gây đau cổ họng bên phải nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Theo đó, ung thư vòm mũi họng, ung thư thành bên họng,… là những dạng ung thư có thể gây đau cổ họng một bên ở giai đoạn đầu.

Một vài cách giảm đau cổ họng bên phải hiệu quả tại nhà

Để giảm đau cổ họng bên phải ngay tại nhà, bạn có thể súc miệng bằng nước muối, dùng tỏi sống hoặc thảo dược rẻ quạt. Những cách làm này sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại và tăng cường đề kháng cho cổ họng hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng giảm viêm tạm thời, hỗ trợ làm dịu đau họng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối không chỉ sạch miệng, kháng khuẩn, làm loãng dịch nhầy mà còn giúp cổ họng thông thoáng hơn.

Bạn có thể pha 9g muối tinh khiết với 1 lít nước hoặc sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn để súc miệng. Kiên trì súc miệng 3 lần mỗi ngày sẽ cảm thấy cổ họng khỏe lên từng ngày.

Dùng tỏi kháng khuẩn cổ họng

Tỏi chứa hàm lượng allicin rất lớn, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Hơn nữa, hoạt chất này còn có khả năng loại bỏ virus và vi khuẩn phát triển trong khoang miệng hiệu quả.

Bạn có thể ăn 1 tép tỏi sống hoặc ngậm 1 thìa tinh dầu tỏi từ 5 - 10 phút mỗi ngày để giảm triệu chứng đau cổ họng bên phải và ngăn chặn viêm nhiễm lây sang vùng khác.

Sử dụng thảo dược rẻ quạt giảm đau cổ họng

Rẻ quạt - Một thảo dược lâu đời và đặc biệt hiệu quả đến những tổn thương của hệ hô hấp, trong đó có đau cổ họng bên phải.

Không ít nghiên cứu đã chứng minh rằng, thảo dược rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất hoạt động tương tự kháng sinh thực vật. Chẳng hạn như iridal-triterpenoid, isoflavonoid, irisflorentin, tectorigenin, tectoridin,… giúp giảm đau, kháng viêm và loại bỏ tác nhân gây đau cổ họng bên phải nói riêng và vùng họng nói chung một cách hiệu quả.

Nhận thấy được lợi ích này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời viên uống có thành phần chính từ rẻ quạt, được sản xuất và đóng gói theo công nghệ dây chuyền hiện đại, giúp người bệnh dễ sử dụng hơn.

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả, viên uống còn bổ sung các thảo dược khác như bán biên liên, sói rừng và bồ công anh. Những thảo dược này có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, làm dịu niêm mạc họng và ngăn không cho vi khuẩn lây lan.

Một cuộc khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt cho biết, có đến 90.8% người tiêu dùng rất hài lòng về tác dụng giảm đau họng của sản phẩm chứa thành phần từ rẻ quạt. Hơn nữa, thành phần viên uống thảo dược hoàn toàn lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

 Than-va-re-re-quat-chua-nhieu-hoat-chat-giup-lam-mem-niem-mac-hong-giam-dau-rat-nhanh-chong

Thân và rễ rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất giúp làm mềm niêm mạc họng, giảm đau rát nhanh chóng

Phòng ngừa đau họng bên phải bằng cách nào?

Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng đau cổ họng bên phải cho chính mình và người thân bằng cách chú trọng vệ sinh hệ hô hấp và xây dựng lối sống lành mạnh. Đó là:

  • Uống nhiều nước để bổ sung chất nhầy cho niêm mạc họng.
  • Tránh nói to hoặc lạm dụng giọng nói để giảm áp lực lên dây thanh quản.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,...
  • Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Bảo vệ hệ hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường, tránh những nơi nhiều khói bụi và ô nhiễm.
  • Vận động thường xuyên nhằm tăng cường đề kháng và nâng cao thể trạng.
  • Vệ sinh răng miệng 2 ngày/lần và súc miệng với nước muối loãng 0,9% để kháng khuẩn cổ họng.
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường miễn dịch, giảm đau họng hiệu quả.

Ve-sinh-rang-mieng-deu-dan-2-lan-moi-ngay-giup-phong-ngua-dau-co-hong-ben-phai-hieu-qua 

Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày giúp phòng ngừa đau cổ họng bên phải hiệu quả

Chúng tôi đã chia sẻ những thông tin quan trọng về tình trạng đau cổ họng bên phải để bạn tham khảo. Để giảm bớt những khó chịu và đau rát họng khi nuốt, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng viên uống thảo dược có thành phần chính từ rẻ quạt mỗi ngày. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, hãy để lại comment bên dưới nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/sore-throat-on-one-side#

https://www.verywellhealth.com/throat-pain-4174240

https://www.ceenta.com/news-blog/why-is-only-one-side-of-my-throat-sore