Viêm họng hạt ở lưỡi đặc trưng bởi tình trạng đáy lưỡi nổi những hạt to nhỏ khác nhau gây khô và đau rát họng. Điều này không chỉ gây phiền toái cho người bệnh vì ăn uống khó khăn mà còn tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng. Vậy cách nhận biết và khắc phục viêm họng hạt ở lưỡi thế nào?

Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Viêm họng hạt ở lưỡi (hay viêm họng lưỡi nổi hạt, viêm họng lưỡi nổi hột) là tình trạng các tế bào lympho nằm ở lưỡi bị viêm nhiễm, phình to và hình thành hạt với nhiều kích thước khác nhau, gây khó chịu cho người bệnh. Các hạt này có thể nằm ở đáy lưỡi, cuống lưỡi hoặc V lưỡi.

Viêm họng hạt mô tả việc đáy lưỡi nổi những hạt nhỏ gây đau rát và khó nuốt

Viêm họng hạt mô tả việc đáy lưỡi nổi những hạt nhỏ gây đau rát và khó nuốt

Làm thế nào để nhận biết viêm họng hạt ở lưỡi?

Viêm họng hạt ở lưỡi rất dễ phát hiện và có thể nhận biết bằng mắt thường. Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà hình ảnh viêm họng hạt ở lưỡi có sự khác biệt đối với từng trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xác định bệnh này qua một số triệu chứng điển hình như:

- Lưỡi có hạt.

- Xuất hiện cảm giác đau nhức tại khoang miệng, vết lở loét ở môi và lợi.

- Đau rát họng, khó chịu, nhất là khi nuốt thức ăn hoặc nói nhiều, vướng víu, khó chịu như có dị vật bị mắc kẹt ở trong.

- Thở khò khè, khó thở do bị cản trở đường thông khí.

- Sốt 38 - 40 độ, ho đờm, ho khan, nổi hạch ở cổ, khản tiếng,…

Nếu viêm họng hạt ở lưỡi liên quan tăng bạch cầu đơn nhân có thể xuất hiện  các triệu chứng khác như đau bụng, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, amidan sưng đỏ, buồn nôn, đau đầu…


>>> Xem thêm: Viêm amidan có nguy hiểm không? Biến chứng nghiêm trọng cần biết

Nguyên nhân bị viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm họng hạt ở lưỡi, nhưng phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt ở lưỡi, bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus đang ẩn náu trong khoang miệng, vòm họng phát triển và gây viêm nhiễm kéo dài, khiến các tế bào lympho phải làm việc quá sức và sưng tấy.

- Do thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh không khoa học, thường xuyên ăn uống đồ cay, nóng, đồ lạnh, sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều...

- Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại,…

- Có tiền sử dị ứng hoặc đang bị viêm xoang.

- Lạm dụng kháng sinh gây nhờn thuốc, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển.

- Chủ quan không chữa trị triệt để viêm họng cấp khiến bệnh tái phát.

- Có thói quen khạc, nhổ làm các mao mạch họng căng lên, rách khiến tổn thương niêm mạc họng.

Virus là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng hạt

Virus là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng hạt

Biến chứng viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt ở lưỡi hiếm khi nguy hiểm nhưng rất hay tái phát và kéo dài không khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, chẳng hạn như:

- Biến chứng tại chỗ: Đây là biến chứng đầu tiên của viêm họng hạt ở lưỡi. Người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: Áp xe thành họng, cổ họng, sưng tấy amidan,…

- Biến chứng gần: Sau các biến chứng tại chỗ, nếu bệnh vẫn không được kiểm soát và điều trị kịp thời thì viêm họng hạt ở lưỡi có thể lan rộng, ảnh hưởng đến hệ thống tai mũi họng, gây ra một số biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản…

- Biến chứng xa: Đây là biến chứng nặng nhất của viêm họng hạt ở lưỡi. Một số biến chứng thường gặp như: Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận, thậm chí nặng hơn là ung thư vòm họng.

Viêm họng hạt ở lưỡi gây đau rát họng kéo dài khiến việc ăn uống khó khăn

Viêm họng hạt ở lưỡi gây đau rát họng kéo dài khiến việc ăn uống khó khăn

>>> Xem thêm: Viêm amidan có tự khỏi không? Làm sao để amidan hết sưng?

Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi ra sao?

Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể:

Do virus: Bệnh thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu cơ thể sản xuất đủ các kháng thể cần thiết. Trong thời gian này, điều trị tập trung vào việc làm giảm đau rát họng bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen… hoặc men tiêu viêm.

Do vi khuẩn: Nếu nhiễm trùng được xác định do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

Do nấm: Dùng thuốc chống nấm.

Trong thời gian này, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà giúp tổn thương phục hồi nhanh hơn, cụ thể như:

- Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần để cơ thể thoải mái nhất.

- Uống nhiều nước giúp giảm kích ứng cổ họng, bù đắp lượng nước bị mất đi do nhiễm trùng.

- Súc họng với nước muối sẽ giúp cổ họng của bạn dễ chịu hơn, giảm viêm nhiễm và hạn chế tổn thương lan rộng.

- Ngậm viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà hoặc gừng để làm ấm niêm mạc họng.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả... Nên ăn món lỏng, mềm như cháo loãng, súp… vì chúng có kết cấu trơn mượt và không gây tổn hại cho niêm mạc họng.

- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc cho đến khi triệu chứng viêm họng biến mất.

- Sử dụng thảo dược rẻ quạt để nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc vào năm 2015 cho thấy, trong rẻ quạt chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Các hoạt chất này có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Vì vậy, rẻ quạt có khả năng giảm nhanh các triệu chứng viêm họng hạt ở lưỡi như đau rát họng, khàn tiếng… một cách tự nhiên. Bạn có thể sử dụng thảo dược rẻ quạt kết hợp với một số dược liệu khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén.

Rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm viêm họng hạt ở lưỡi hiệu quả

Rẻ quạt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm viêm họng hạt ở lưỡi hiệu quả

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh hô hấp phổ biến và gây ra nhiều bất tiện cho người mắc vì dẫn đến đau rát họng kéo dài. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng với nước muối thường xuyên sẽ giúp bạn phần nào giảm bớt các triệu chứng khó chịu và sớm cải thiện bệnh.

Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.