Viêm họng hạt gây ra những cơn đau họng dai dẳng, cùng nhiều vấn đề về sức khỏe khác nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Cùng tìm hiểu tất cả thông tin về viêm họng hạt và một số biện pháp phòng ngừa qua bài viết sau đây. 

Viêm họng hạt là bệnh gì?

Viêm họng hạt (hay viêm họng hạt mãn tính quá phát) là biến chứng ở người bị viêm nhiễm vùng họng kéo dài trên 3 tuần. Tình trạng viêm này khiến niêm mạc bị sưng đỏ, phù nề và dày lên so với bình thường.

Đồng thời, bệnh còn làm các hạch bạch huyết dưới da phát triển mạnh, gồ lên và xơ hóa với nhiều kích thước khác nhau. Một số trường hợp hạch bạch huyết gồ thành hai dải, có thể thấy rõ phía sau amidan.

Triệu chứng điển hình của viêm họng hạt

Tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người mà triệu chứng viêm họng hạt sẽ có những điểm riêng biệt. Cụ thể:

  • Đau họng: Người bệnh luôn cảm thấy họng đau rát, nhất là khi nuốt hay nói chuyện.
  • Khàn tiếng: Một số bệnh nhân có biểu hiện khàn tiếng nhẹ, khó nói, âm thanh phát ra nghe không rõ tiếng.
  • Ngứa và vướng họng: Các hạt sưng to ở thành họng gây ngứa, vướng víu cổ họng nên người bệnh muốn khạc nhổ ra ngoài.
  • Ho: Họng bị kích thích kéo theo các cơn ho khan và ho có đờm do các ổ viêm nhiễm ở họng tiết ra.

viem-hong-man-tinh-qua-phat-gay-nen-bien-chung-viem-hong-hat.webp

Viêm họng mạn tính quá phát gây nên biến chứng viêm họng hạt

Nguyên nhân nào gây ra viêm họng hạt?

Nhiễm virus là nguyên nhân chính gây nên viêm họng hạt. Bên cạnh đó, một số loại vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh lý này. Cụ thể:

  • Virus: Adenovirus, coronavirus, parainfluenza, epstein-Barr,...
  • Vi khuẩn: Chlamydia, mycoplasma pneumoniae, liên cầu lợn,...

Ngoài ra, trong một số trường hợp cơ thể suy yếu hoặc môi trường ô nhiễm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công cơ thể, từ đó dẫn tới bệnh viêm họng hạt. Những yếu tố này bao gồm:

  • Đang mắc các bệnh hô hấp: Viêm amidan, viêm thanh quản, viêm mũi họng…
  • Trào ngược axit dạ dày: Viêm họng hạt thường là hậu quả của tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) kéo dài. Dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên theo ống tiêu hóa làm tổn thương niêm mạc họng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.
  • Lạm dụng giọng nói: Nói chuyện với âm lượng lớn hay nói liên tục trong thời gian dài đều khiến dây thanh chịu áp lực quá mức, cổ họng bị khô tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc xuống quá thấp làm cơ thể không kịp thích nghi, tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt.
  • Ô nhiễm từ môi trường: Nơi ở, môi trường làm việc (nhà máy, công xưởng, phường thủ công,...) có nhiều khói bụi, hóa chất, rác thải,... khiến hệ thống hô hấp của bạn bị tổn hại, lâu dần gây nên bệnh lý viêm họng hạt.
  • Khói thuốc: Thuốc lào, thuốc lá đều chứa một lượng lớn nicotine cùng hàng nghìn chất độc hại khác. Không chỉ gây nên các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, mà còn khiến các cơ quan khác chịu tổn hại nặng nề.

suc-de-khang-yeu-chinh-la-co-hoi-thuc-day-benh-viem-hong-hat-xuat-hien.webp

Sức đề kháng yếu chính là cơ hội thúc đẩy bệnh viêm họng hạt xuất hiện

Viêm họng hạt có thể gây biến chứng gì?

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do viêm họng hạt khiến niêm mạc họng bị tổn thương nặng nề. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh và dẫn đến một số biến chứng như:

  • Biến chứng đường hô hấp trên: Viêm nhiễm ở cổ họng có thể lan sang các cơ quan lân cận gây ra một số bệnh khác như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang,...
  • Biến chứng đường hô hấp dưới: Khi viêm nhiễm tiến triển nặng, vi khuẩn nếu di chuyển xuống dưới sẽ làm tổn hại các cơ quan hô hấp khác, dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi,... 
  • Nhiễm khuẩn huyết: Trong bất kỳ bệnh lý nhiễm khuẩn nào, nếu tình trạng tiến triển nặng đều có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sốt cao, khó thở, huyết áp hạ, mạch nhanh,...
  • Ung thư: Khả năng viêm họng hạt dẫn đến khối u ác tính khá hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

neu-de-benh-viem-hong-hat-tien-trien-keo-dai-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-khac.webp

Nếu để bệnh viêm họng hạt tiến triển kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khác

Các biện pháp điều trị viêm họng hạt hiện nay

Tùy theo thể trạng và mức độ ảnh hưởng của viêm họng hạt mà có nhiều cách điều trị viêm họng hạt tương ứng. Những biện pháp phổ biến hiện nay là:

Điều trị theo tây y 

Trong phác đồ điều trị viêm họng hạt, một số thuốc được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng viêm: Thông thường bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của ổ viêm như alphachymotrypsin, lysozyme,...
  • Thuốc giảm triệu chứng: Acetylcystein và bromhexin (giúp long đờm), cetirizin hoặc clorpheniramin (giảm dị ứng)... 
  • Đốt viêm họng hạt: Phương pháp này thường dùng máy laser để đốt những nốt xơ hóa vùng họng. Chỉ áp dụng với trường hợp quá nặng hoặc “hạt” đã phát triển với kích thước lớn.

Dùng các biện pháp dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bị viêm họng hạt cũng nên thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm sưng, đau rát họng như:

  • Súc miệng với nước muối: Bạn dùng nước ấm hòa với một ít muối để súc miệng mỗi ngày. Muối có tác dụng kháng khuẩn, đồng thời giảm cảm giác đau, khó chịu.
  • Trà chanh mật ong: Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, trong khi đó mật ong giúp hạn chế sự phát triển của ổ viêm và làm dịu vùng họng.
  • Trà gừng: Bạn thái từng lát gừng mỏng hãm với nước nóng, thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống khi còn ấm sẽ thấy cổ họng dễ chịu hơn, giảm đau nhức.
  • Uống nước lá tía tô: Tinh dầu của tía tô chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng và làm giảm các triệu chứng của viêm họng hạt. Bạn có thể nấu nước tía tô và uống khi còn ấm, hoặc dùng kèm trong các món ăn hàng ngày.
  • Bạc hà: Đây là nguyên liệu quen thuộc trong những bài thuốc giảm ho nhờ chứa một lượng lớn tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn mạnh, làm dịu cơn ho hiệu quả. Bạn có thể dùng trà bạc hà hoặc xông tinh dầu chứa thành phần bạc hà để hỗ trợ cải thiện viêm họng hạt.

dan-gian-tu-xua-da-luu-truyen-nhieu-bai-thuoc-giup-giam-cac-trieu-chung-viem-hong-hat.webp

Dân gian từ xưa đã lưu truyền nhiều bài thuốc giúp giảm các triệu chứng viêm họng hạt

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp giảm viêm họng hạt cũng là giải pháp được nhiều người tin dùng hiện nay. Trong đó, sản phẩm chứa 4 thảo dược quý gồm rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh và sói rừng là lựa chọn tiêu biểu nhất. Cụ thể:

  • Rẻ quạt: Chứa nhiều các chất chống oxy hóa như isoflavonoid, flavonoid và iridal-triterpenoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Vì vậy rẻ quạt cũng thường được ứng dụng trong những bài thuốc giúp làm giảm các triệu chứng khàn tiếng, ho, đau họng,...
  • Bồ công anh: Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong bồ công anh giúp hỗ trợ kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm ở cổ họng phát triển.
  • Sói rừng: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
  • Bán biên liên: Thảo dược này chứa lobelin và các acid amin hỗ trợ tăng sức đề kháng và làm dịu cơn đau ở cổ họng.

san-pham-thao-duoc-thien-nhien-dam-bao-hieu-qua-tot-va-an-toan-cho-nguoi-su-dung.webp

Sản phẩm thảo dược thiên nhiên đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng

Làm thế nào để phòng ngừa viêm họng hạt?

Viêm họng hạt rất dễ tái phát nên khó điều trị triệt để, do đó muốn cải thiện bệnh lâu dài, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn trong việc phòng ngừa viêm họng hạt:

  • Giữ vệ sinh vùng họng: Súc miệng với nước muối loãng 2 lần/ngày để làm sạch vùng họng và loại bỏ những tác nhân gây bệnh. 
  • Sát khuẩn thường xuyên: Rửa tay nhiều lần trong ngày với các dung dịch sát khuẩn hay xà phòng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập và gây hại.
  • Sử dụng các vật dụng riêng: Không nên dùng chung thức ăn hay chén, bát, muỗng,... với người khác hoặc khi họ đang có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
  • Bảo vệ cơ thể: Những giọt bắn trong không khí chứa nhiều virus, vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh viêm họng hạt. Vì thế, đeo khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác khi ra ngoài là điều cần thiết.
  • Uống nhiều nước: Nên uống nước ấm thay vì nước lạnh để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giữ cân bằng độ ẩm vùng họng và tránh tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Vào mùa hanh khô, khoang miệng không có đủ độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt xuất hiện. Vì thế bạn nên dùng máy tạo độ ẩm trong gia đình để ngăn ngừa nguy cơ này.
  • Tránh xa khói thuốc: Cần sa, thuốc lá, thuốc lào,... đều chứa những thành phần có hại cho hệ thống hô hấp, trong đó có cổ họng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nếu bạn cảm thấy cổ họng đau rát, khàn tiếng hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, hãy cho cơ thể được nghỉ ngơi để có thời gian hồi phục.

duy-tri-tot-cac-bien-phap-phong-ngua-giup-phong-tranh-viem-hong-hat.webp

Duy trì tốt các biện pháp phòng ngừa giúp phòng tránh viêm họng hạt

Qua bài viết trên đây, mong rằng quý độc giả đã có thêm những thông tin hữu ích về viêm họng hạt. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy điền câu hỏi và số điện thoại vào phần bình luận dưới đây, chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất và giải đáp thật chi tiết.