Trào ngược họng thanh quản là tình trạng acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản tràn vào họng và thanh quản. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa trào ngược họng thanh quản và trào ngược dạ dày làm cho quá trình điều trị bệnh thêm khó khăn. Nếu không chữa trị sớm, trào ngược họng thanh quản còn gây ra nhiều biến chứng khác ở hệ hô hấp. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về bệnh lý này. Chỉ khi hiểu rõ nó là gì, bạn mới có thể chọn hướng điều trị và chủ động phòng ngừa hiệu quả.

Trào ngược họng thanh quản là gì?

Trào ngược họng thanh quản (có tên tiếng Anh là Laryngopharyngeal Reflux - LPR) là tình trạng acid dạ dày và pepsin bị đẩy ngược chiều sinh lý qua thực quản vào họng, thanh quản và một số cơ quan hô hấp trên.

Mặc dù cùng là 2 trạng thái phổ biến của bệnh trào ngược acid nhưng LPR khác GERD (bệnh trào ngược dạ dày) hoàn toàn. Cụ thể:

  • Trào ngược họng thanh quản: Khó nuốt, ho mạn tính, khàn giọng, viêm họng, chảy dịch mũi sau hoặc chất nhầy phía sau cổ họng, khó nuốt, khó thở,...
  • Trào ngược dạ dày: Khó nuốt, cảm giác nóng ran ở ngực, đau ngực khi nằm xuống, đau rát họng, cổ họng có mùi khó chịu, các cơn đau xuất hiện vào ban đêm,...

Trao-nguoc-hong-thanh-quan-gay-o-chua-kho-chiu-cho-nguoi-benh

Trào ngược họng thanh quản gây ợ chua, khó chịu cho người bệnh

Biểu hiện của trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản còn được gọi là bệnh trào ngược thầm lặng bởi đôi khi nó không gây ra bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết bệnh lý này qua những dấu hiệu dưới đây:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Khàn tiếng.
  • Ho.
  • Bệnh đường hô hấp (hen suyễn).
  • Khó thở hoặc ngừng thở.
  • Khó tăng cân,...

Ở người lớn:

  • Ợ chua hoặc đắng, có cảm giác nóng rát ở phía sau cổ họng.
  • Ho dai dẳng.
  • Khàn tiếng.
  • Đau rát họng.
  • Cảm giác có vật gì đó vướng mắc ở cổ, cản trở việc nuốt thức ăn và giao tiếp.
  • Cảm giác chảy dịch mũi sau và hay ho khạc chất nhầy dư thừa ở cổ họng
  • Khó nuốt, khó thở,...

Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản

Nguyên nhân chính gây trào ngược họng thanh quản là do rối loạn chức năng cơ vòng thực quản. Cơ vòng này có chức năng kiểm soát chỗ nối thông giữa thực quản và dạ dày, nó sẽ mở ra khi thức ăn đến và đóng lại ngăn không cho acid dạ dày bị đẩy lên.

Tuy nhiên, khi chức năng cơ vòng này rối loạn, đóng mở thất thường sẽ khiến cho acid và dịch vị dạ dày bị đẩy lên bất cứ lúc nào dẫn tới trào ngược họng thanh quản. Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Có lối sống không lành mạnh, thường xuyên ăn khuya, ăn xong đi nằm ngay, ăn quá no,...
  • Người hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích.
  • Người có cơ vòng thực quản bị biến dạng, tổn thương, thừa cân.
  • Phụ nữ mang thai.

Nguyen-nhan-gay-trao-nguoc-hong-thanh-quan-la-do-roi-loan-chuc-nang-co-vong-thuc-quan

Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản là do rối loạn chức năng cơ vòng thực quản

Điều trị trào ngược họng thanh quản thế nào?

Để điều trị trào ngược họng thanh quản, bạn có thể dùng thuốc kê toa theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng thảo dược tăng đề kháng vùng họng.

Dùng thuốc tây làm giảm triệu chứng

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ sau đây để làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược họng thanh quản:

  • Thuốc kháng histamine H2 nhằm giảm hoạt động tiết dịch vị từ thành dạ dày vào ban đêm, phổ biến là: Tagamet, Ranitidine, Zantac,...
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm này hoạt động theo cơ chế ức chế proton ở tế bào viền dạ dày, từ đó giảm tiết dịch vị dạ dày ngay cả khi có kích thích. Phổ biến là Omeprazole, Rabeprazole, Esoprazole, Pantoprazole,...
  • Thuốc kháng acid: Nhóm này có tác dụng giảm dịch vị dạ dày dư thừa và loại bỏ các triệu chứng của trào ngược họng thanh quản một cách nhanh chóng.

Sử dụng thảo dược tăng đề kháng vùng họng

Khi acid dạ dày tràn vào cổ họng, nó có thể gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,... Do đó, tăng đề kháng cho vùng họng để phòng ngừa những bệnh hô hấp nêu trên là rất cần thiết. Hiện nay, sử dụng thảo dược tăng đề kháng cho vùng họng đang được rất nhiều người tin dùng, nổi bật nhất là cây rẻ quạt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thân và rễ rẻ quạt chứa nhiều thành phần hoạt động tương tự như kháng sinh thực vật, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Một số hoạt chất như Tectorigenin, Belamcandin, Tectoridin, Shekin,... có tác dụng mạnh mẽ lên những niêm mạc tổn thương, tăng cường miễn dịch, bảo vệ vùng họng và thanh quản trước tác hại của dịch dạ dày gây ra.

Nhận thấy điều này, các nhà khoa học đã đưa rẻ quạt làm thành phần chính của viên uống thảo dược hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Ngoài ra, viên uống còn bổ sung thêm các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng nhằm tăng sức đề kháng cho họng, thanh quản.

Đặc biệt, có đến 90.8% người tiêu dùng hài lòng về công dụng của sản phẩm viên uống thảo dược (theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam).

Re-quat-Duoc-lieu-quy-giup-tang-suc-de-khang-cho-vung-hong

Rẻ quạt - Dược liệu quý giúp tăng sức đề kháng cho vùng họng

Thay đổi lối sống giúp phòng ngừa trào ngược họng thanh quản

Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng trào ngược họng thanh quản hiệu quả. Cụ thể là:

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, thức uống có cồn,.... Vì những chất này sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid, tăng tần suất trào ngược và khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn lên men, các chế phẩm từ cà chua,...
  • Tránh dùng quá nhiều trà, cà phê, chocolate, bạc hà và soda vì những thứ này rất dễ kích thích dạ dày.
  • Tránh ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn. Ngừng ăn uống ít nhất 2 - 3 tiếng và vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để các chất trong dạ dày không bị đè nén và trào ngược.
  • Kê gối nằm lên cao khoảng 10 - 15cm, giữ đầu và vai cao hơn dạ dày giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày.
  • Tránh mặc đồ quá chật vì nó sẽ chèn ép dạ dày, làm tăng tình trạng acid trào ngược.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến trào ngược họng thanh quản. Tuy LPR ít phổ biến hơn GERD nhưng bạn không nên chủ quan về bệnh lý này. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là thay đổi thói quen ăn uống và xây dựng chế độ sống lành mạnh kết hợp sử dụng viên uống thảo dược có thành phần chính từ rẻ quạt để tăng cường đề kháng cho vùng họng và thanh quản. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận ngay bên dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15024-laryngopharyngeal-reflux-lpr

https://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/laryngopharyngeal-reflux-silent-reflux

https://www.enthealth.org/conditions/gerd-and-lpr/