Đột nhiên bạn cảm thấy giọng của mình có chút lạ, mặc dù đã cố nói bình thường nhưng âm thanh phát ra chỉ là những tiếng thì thào khó nghe. Khàn giọng mất tiếng khiến bạn bực bội, khó chịu vì việc giao tiếp bị hạn chế. Vậy nguyên nhân gây ra khàn tiếng mất giọng là gì và làm sao để khắc phục?

Tại sao bạn bị khàn giọng mất tiếng?

Khàn giọng mất tiếng có thể do bất cứ điều gì cản trở sự rung động bình thường của dây thanh âm gây ra. Tình trạng này mô tả sự thay đổi bất thường trong giọng nói, từ cao độ cho đến âm lượng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của khàn giọng là viêm thanh quản cấp tính (viêm dây thanh âm) và thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Viêm thanh quản có thể đến từ chứng cảm lạnh thông thường cho tới việc lạm dụng giọng nói (chẳng hạn như la hét hoặc hát) trong thời gian dài.

Bat-ky-dieu-gi-dan-toi-su-rung-dong-bat-thuong-o-day-thanh-deu-co-the-gay-ra-khan-tieng

Bất kỳ điều gì dẫn tới sự rung động bất thường ở dây thanh đều có thể gây ra khàn tiếng

Ngoài ra, khàn giọng mất tiếng cũng có thể xảy ra nếu có sự tác động của một số yếu tố sau đây:

Dây thanh có các tổn thương: Hạt xơ, polyp hay u nang là những khối u nhỏ có thể cản trở quá trình rung động bình thường của dây thanh. Chúng thường là kết quả của việc lạm dụng giọng nói quá mức, cũng giống như việc hình thành các vết chai sạn trên da. Ca sĩ, giáo viên, người bán hàng hay bất cứ ai làm công việc phải nói nhiều đều rất dễ gặp tình trạng này.

Dị ứng: Dị ứng theo mùa và quanh năm đều có thể dẫn đến khàn giọng mất tiếng.

Trào ngược axit dạ dày: Trào ngược thực quản là một nguyên nhân khá phổ biến gây khàn tiếng do axit trong dạ dày ảnh hưởng đến dây thanh âm. Khàn giọng thường nặng hơn vào buổi sáng và có thể kèm theo các triệu chứng mãn tính như hắng giọng, ho, đau họng, chảy dịch mũi sau.

Các vấn đề ở tuyến giáp: Các tình trạng tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp không được điều trị (tuyến giáp thấp), có thể gây khàn tiếng.

Hút thuốc: Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc dễ dẫn đến khàn giọng vì khói thuốc gây kích ứng dây thanh quản.

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong không khí: Các chất kích ứng, từ ô nhiễm không khí đến hóa chất sử dụng trong nhà đều có thể làm bạn bị khàn giọng mất tiếng tạm thời.

Sử dụng corticosteroid dạng hít trong thời gian dài: Thuốc corticosteroid dạng hít được sử dụng cho bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, một số thuốc nhóm này có thể gây ra các vấn đề với giọng nói, chẳng hạn khản tiếng.

Dung-thuoc-corticosteroid-dang-hit-trong-thoi-gian-dai-co-the-gay-khan-giong

Dùng thuốc corticosteroid dạng hít trong thời gian dài có thể gây khàn giọng

Ung thư: Đôi khi, khàn giọng mất tiếng là triệu chứng ban đầu của một số loại ung thư. Khối u di căn lan đến trung thất (khu vực giữa phổi), có thể chèn ép lên dây thần kinh thanh quản và gây khàn tiếng.

Chấn thương: Chấn thương nặng ở vùng cổ họng, ví dụ như trong một tai nạn có thể làm tổn thương dây thanh âm gây ra khản tiếng. Chấn thương cũng có thể gặp trong phẫu thuật ống nội khí quản hoặc nội soi phế quản.

Chứng khó thở do co thắt: Chứng khó thở do co thắt là một vấn đề cục bộ đối với các cơ của thanh quản, dẫn đến khàn giọng mất tiếng.

Liệt dây thần kinh thanh quản: Các dây thần kinh liên quan đến dây thanh có thể bị tổn thương trong một cuộc phẫu thuật tại gần vị trí của nó, chẳng hạn phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật đầu và cổ.

>>> XEM THÊM: Khản tiếng kéo dài - Các nguyên nhân cần biết để xử lý hiệu quả

Các cách chữa mất giọng khản tiếng hiệu quả

Điều trị khản tiếng mất giọng tùy vào nguyên nhân gây ra vấn đề và mức độ cụ thể. Dưới đây là những phương pháp khắc phục khàn giọng phổ biến nhất:

5 mẹo dân gian chữa khàn giọng cực hay

Cách tốt nhất để cải thiện khàn giọng mất tiếng là để cho thanh quản được nghỉ ngơi trong vài ngày. Nếu không bị kích thích, dây thanh âm sẽ tự phục hồi và hoạt động bình thường trở lại. Trong thời gian này, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để lấy lại giọng nói nhanh hơn.

Uống nước giá đỗ

Bạn lấy 1 ít giá đỗ tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với nước, thêm chút muối. Uống nước này từ 2-3 lần mỗi ngày kết hợp ăn giá đỗ. Thực hiện liên tục 5-7 ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng khàn giọng cải thiện rõ rệt.

Uong-nuoc-gia-do-la-meo-don-gian-giup-giam-khan-tieng

Uống nước giá đỗ là mẹo đơn giản giúp giảm khàn tiếng

Ngậm chanh đào mật ong

Chanh đào mật ong xưa nay luôn được người dân ưa chuộng trong điều trị các bệnh hô hấp như ho có đờm, viêm họng, khàn giọng mất tiếng. Mẹo này cũng có thể sử dụng trong thời gian dài nếu bảo quản đúng cách.

Bạn dùng chanh đào đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, sau đó xếp vào lọ thủy tinh, cách mỗi lớp chanh là một lớp đường phèn cho đến khi hết nguyên liệu. Tiếp theo, bạn đổ mật ong ngập phần chanh và đường phèn, đậy kín nắp rồi để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng chiếu vào. Sau khoảng 2 tuần, bạn có thể lấy chanh ra sử dụng, mỗi lần dùng 1-2 thìa cafe siro đem pha với một ly nước ấm rồi uống mỗi ngày 2 lần.

Uống nước chanh, gừng và muối

Bạn lấy 1 củ gừng tươi đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ rồi giã lấy nước cốt. Cho nước cốt gừng cùng chút muối vào ly nước ấm, bỏ vào 1-2 lát chanh tươi, sau đó khuấy đều là có thể dùng được. Uống nước chanh, gừng và muối đều đặn trong 1 tuần, chứng khàn giọng mất tiếng sẽ biến mất nhanh chóng.

Ăn lê tươi hấp

Lê mua về gọt sạch vỏ rồi bổ làm đôi hoặc 4 sau đó cho vào bát, thêm tiếp vài hạt xuyên bối vào giữa quả lê. Tiếp tục thêm đường phèn và đem hấp cách thủy quả lê trong 15-20 phút. Thành phẩm thu được là một hỗn hợp lê hấp đường phèn không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giảm khản giọng mất tiếng.

Uống nước ép củ cải trắng

Cách trị khàn giọng mất tiếng bằng củ cải trắng rất đơn giản và ai cũng có thể làm được. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ cải tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi ép lấy nước trong, thêm vài hạt muối, khuấy đều rồi uống mỗi ngày 2 ly. Kiên trì trong vài ngày, giọng nói của bạn sẽ từng bước được cải thiện và giảm khàn rõ rệt.

Uong-nuoc-ep-cu-cai-trang-deu-dan-moi-ngay-de-khan-tieng-som-cai-thien

Uống nước ép củ cải trắng đều đặn mỗi ngày để khàn tiếng sớm cải thiện

Điều trị khàn tiếng theo tây y

Nếu đã thử nhiều biện pháp tự nhiên mà chứng khàn giọng mất tiếng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến gặp chuyên gia để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. Tùy theo bệnh lý gây ra khàn tiếng và các triệu chứng gặp phải, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen hoặc naproxen là các thuốc giảm viêm, giảm phù nề ở dây thanh âm hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau: Khàn tiếng hay kèm theo đau rát họng khó chịu. Tình trạng này có thể giải quyết bằng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.
  • Các thuốc khác: Thuốc kháng sinh (trong trường hợp có nhiễm khuẩn), thuốc chống dị ứng, thuốc chống trào ngược…

Khắc phục khàn giọng mất tiếng với các thảo dược tự nhiên

Bên cạnh các cách chữa mất giọng khàn tiếng từ dân gian, người bệnh có thể kết hợp với một số sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường sức đề kháng dây thanh. Các thảo dược này không chỉ giúp phục hồi những tế bào niêm mạc ở dây thanh bị tổn thương, mà còn tiêu diệt virus, vi khuẩn có hại, từ đó cải thiện khản tiếng hiệu quả và giảm tái phát.

Re-quat-co-tac-dung-chong-viem-khang-khuan-nen-rat-phu-hop-voi-nguoi-bi-khan-tieng

Rẻ quạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên rất phù hợp với người bị khàn tiếng

Cách phòng tránh hiện tượng khàn giọng

Muốn ngăn chặn khàn giọng mất tiếng, cách đơn giản nhất là điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để dây thanh âm luôn hoạt động một cách bình thường. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bảo vệ giọng nói của bạn:

  • Súc họng nước muối sinh lý mỗi ngày 3- 4 lần sẽ giúp sát khuẩn niêm mạc họng, giảm tình trạng nhầy đờm ở cổ họng. 
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường “bôi trơn” dây thanh, làm giảm tình trạng viêm, sưng, phù nề thanh quản, từ đó giảm khản tiếng.
  • Sử dụng tinh dầu để xông hơi là một phương pháp giúp tăng độ ẩm và làm dịu cổ họng.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá để hạn chế việc dây thanh âm bị kích thích.
  • Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine và có cồn.
  • Hạn chế nói nhiều hoặc hét to gây áp lực lên dây thanh âm và cổ họng.

Không chỉ gây ra những hạn chế trong giao tiếp, khàn giọng mất tiếng lâu ngày còn ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của người mắc. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy xử lý sớm để giọng nói luôn trong sáng nhé!