Viêm amidan là bệnh lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở trẻ em. Amidan khi bị viêm sẽ gây đau, khó chịu cho người bệnh. Vậy, viêm amidan là gì? Các cách chữa amidan và phòng ngừa tái phát như thế nào? Bài chia sẻ về viêm amidan từ chuyên gia sau đây sẽ giải đáp cho bạn.

Tìm hiểu về amidan và viêm amidan là gì?

Viêm amidan (viêm họng hạt) là tình trạng sưng, viêm amidan. Đôi khi các u tuyến cũng sẽ sưng lên cùng với tình trạng viêm amidan. Tình trạng viêm xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng.

Amidan là một khối mô phía sau cổ họng, mỗi người sẽ có 2 khối amidan. Cùng với adenoids, amidan là một bộ phận thuộc hệ thống bạch huyết. Amidan được xem như tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ miễn dịch khi có vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.

Tập hợp mô bạch huyết này bao gồm nhiều nhóm amidan khác nhau. Ví dụ như amidan Waldeyer, amidan vòm họng, amidan màng đệm, amidan lưới, amidan ống dẫn trứng.

Viêm amidan gồm có 3 loại chính như sau:

- Viêm amidan cấp tính: Xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 3 – 4 ngày hoặc tối đa dưới 2 tuần.

- Viêm amidan mãn tính: Là hệ quả của viêm amidan cấp khi không được điều trị triệt để. Viêm amidan cấp tái phát nhiều lần, viêm nhiễm lan rộng và gây viêm amidan mãn tính.

- Viêm amidan hốc mủ: Là tổn thương xảy ra ở các hốc của amidan khi tình trạng viêm cấp tính, mãn tính diễn ra.

cac-loai-viem-amidan-thuong-gap.webp

Các loại viêm amidan thường gặp

Dấu hiệu viêm amidan thường gặp

Viêm amidan sẽ có những triệu chứng phổ biến như sau:

- Đau họng, đau khi nuốt, hơi thở có mùi, khàn giọng.

- Amidan bị sưng, đỏ, xuất hiện các mảng mủ màu trắng, hoặc có lớp phủ màu vàng, xám trên bề mặt amidan.

- Sốt, đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ.

- Xuất hiện ho khan, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết.

- Ở trẻ em có thể xuất hiện tình trạng quấy khóc bất thường, chán ăn.

- Một số triệu chứng ít phổ biến hơn như: Đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, lưỡi có lông, khó mở miệng, giọng nói bị thay đổi.

Hầu hết các trường hợp viêm amidan đều có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những triệu chứng nghiêm trọng sau, cần tiến hành thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Bao gồm:

- Bị đau họng, khó chịu kéo dài hơn 2 ngày.

- Sốt cao, cứng cổ, yếu cơ.

- Khó thở, khó nuốt nghiêm trọng, bắt đầu chảy nước dãi.

Nguyên nhân gây viêm amidan là gì?

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Cụ thể như sau:

Viêm amidan do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến, trên 70% trường hợp viêm amidan do virus gây ra. Các loại virus có thể gây viêm amidan là:

- Virus cảm cúm, đau họng thông thường adenovirus.

- Virus cảm lạnh thông thường hinovirus.

- Virus hợp bào hô hấp, gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

- Hai phân nhóm coronavirus.

- Nhóm ít phổ biến hơn: Virus Herpes simplex (HSV), virus Epstein-barr (EBV), cytomegalovirus (CMV).

Viêm amidan do vi khuẩn: Một số trường hợp ít hơn, viêm amidan có thể do vi khuẩn Streptococcus (liên cầu nhóm A) gây ra. Trường hợp này thường được gọi là viêm họng hạt. Một số loại vi khuẩn khác ít gặp hơn nhưng vẫn có thể gây ra viêm amidan, ví dụ như:

- Vi khuẩn Chlamydia gây viêm phổi.

- Vi khuẩn Staphylococcus aureus.

- Vi khuẩn Fusobacterium.

- Vi khuẩn Bordetella pertussis.

- Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae.

- Ngoài những nguyên nhân trên, sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm amidan như sau:

- Tuổi tác: Trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 15 là nhóm dễ bị viêm amidan.

- Thường tiếp xúc với vi khuẩn, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi đi học có thể tiếp xúc gần với những bạn học khác.

cac-loai-virus-vi-khuan-la-nguyen-nhan-chinh-gay-viem-amidan.webp

Các loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm amidan

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời. Hầu hết các trường viêm amidan sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ví dụ như:

Lây lan tình trạng nhiễm trùng cho các bộ phận khác: Quinsy hoặc áp-xe phúc mạc (sự tích tụ mủ giữa thành họng và amidan), chứng ngưng thở khi ngủ do bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Các biến chứng ít gặp hơn: Sốt thấp khớp gây viêm khớp khắp cơ thể. Bệnh ban đỏ. Viêm cầu thận (chế độ lọc của thận bị sưng lên, gây nôn mửa).

Viêm amidan có lây không?

Viêm amidan không lây, tuy nhiên, những sinh vật (virus, vi khuẩn) gây ra viêm có thể truyền nhiễm sang người khác. Quá trình truyền nhiễm có thể mất từ 24 – 48 giờ, những con đường lây lan thường gặp như:

- Hôn, dùng chung đồ dùng, đồ uống, thức ăn với người bệnh.

- Tiếp xúc gần với người bệnh.

- Chạm, tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm, sau đó chạm vào mũi, miệng.

- Hít phải virus khi người bệnh hắt hơi, ho.

Các cách chữa viêm amidan hiệu quả

Trước khi xác định cách chữa viêm amidan, bác sĩ sẽ cần thực hiện chẩn đoán để xác định mức độ viêm nhiễm. Từ đó, sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán xác định viêm amidan

Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, bên ngoài cổ họng để kiểm tra tình trạng sưng tấy, xem xét các biểu hiện (chủ yếu là các chấm đốm sáng, phát ban). Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm amidan, bác sĩ có thể yêu cầu cấy dịch cổ họng để xét nghiệm liên cầu khuẩn. Phương pháp này giúp xác định xem nguyên nhân gây viêm có phải từ liên cầu khuẩn hay không.

Viêm amidan uống thuốc gì?

Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm, sưng. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh trong vòng 10 ngày để điều trị tình trạng viêm amidan do vi khuẩn gây ra.

Những loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng như Penicillin, cephalosporin, clindamycin. Cách chữa amidan bằng thuốc kháng sinh có thể giúp giảm các triệu chứng viêm, sưng nhanh hơn. Nhưng, các loại thuốc này làm tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầy, khó chịu.

ban-co-the-duoc-su-dung-thuoc-khang-sinh-de-giam-sung-viem-amidan.webp

Bạn có thể được sử dụng thuốc kháng sinh để giảm sưng, viêm amidan

Phẫu thuật cắt amidan

Thường được chỉ định khi bạn đang gặp tình trạng viêm amidan mãn tính hoặc tình trạng viêm tái phát nhiều lần. Trong trường hợp viêm amidan đã gây ra biến chứng, có các triệu chứng không được cải thiện, bạn cũng có thể phải cắt bỏ amidan.

Cắt amidan làm giảm nguy cơ tình trạng viêm trầm trọng hơn. Tuy vậy, bạn vẫn có thể bị tái phát viêm amidan hoặc những bệnh nhiễm trùng khác. Amidan cũng có thể phát triển trở lại sau phẫu thuật nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Một số cách chữa viêm amidan tại nhà

Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm amidan, bạn có thể áp dụng thêm chế độ chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

- Uống nhiều nước ấm hoặc súp, trà ấm. Nhiệt độ vừa phải có thể làm giảm triệu chứng đau họng của viêm amidan gây ra.

- Sử dụng thức ăn lạnh, mềm như kem, sữa chua. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm đau do viêm amidan gây ra tạm thời. Bạn cũng có thể sử dụng sinh tố ướp lạnh.

- Tránh các loại thức ăn cứng, thô ráp bởi có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, gây xước cổ họng và đau nhiều hơn.

- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Nước muối giúp làm sạch và giảm hôi miệng.

- Luôn giữ độ ẩm trong nhà ở mức phù hợp, không để không khí quá khô bởi sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng đau họng. Bạn có thể sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm cho không khí xung quanh.

- Hạn chế nói quá nhiều: Nói nhiều có thể khiến tình trạng sưng cổ họng cao hơn, cổ bị kích ứng nhiều hơn và gây đau cho người bệnh.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn, bất kỳ lúc nào có thể. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng tốt hơn, tạo điều kiện tốt để chống lại virus, vi khuẩn.

- Tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,… bởi có thể làm các triệu chứng bị trầm trọng hơn.

Ngoài ra, người bị viêm amidan cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để giúp hỗ trợ tình trạng sưng, đau và giúp giảm viêm. Ví dụ như cây rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh hoặc cây sói rừng. Hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng bài thuốc phối hợp 4 loại thảo dược này với nhau.

re-quat-co-chua-cac-thanh-phan-ho-tro-giup-khang-khuan-giam-viem-amidan.webp

Rẻ quạt có chứa các thành phần hỗ trợ giúp kháng khuẩn, giảm viêm amidan

Cây rẻ quạt có chứa các hoạt chất như flavonoid, isoflavonoid, iridal-triterpenoid,… những hoạt chất này có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Ngoài ra, rẻ quạt còn có tác dụng giúp giảm đau rát họng, cải thiện các triệu chứng viêm do amidan gây ra.

Trong khi đó, bồ công anh, sói rừng, bán biên liên sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều này sẽ giúp quá trình phục hồi và bảo vệ cho amidan sau điều trị, ngăn ngừa xơ hóa diễn ra.

Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cả 4 thảo dược này.

Phòng ngừa viêm amidan tái phát

Để phòng ngừa viêm amidan tái phát, bạn có thể áp dụng một số thói quen tốt và những lưu ý sau đây. Bao gồm:

- Lưu ưu tiên mặc đồ kín cổ hoặc có khăn che chắn vùng cổ. Đặc biệt nếu bạn cần phải di chuyển xa, thời tiết lạnh, có gió lớn.

- Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Ưu tiên các sản phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin C,… Bổ sung đầy đủ nguồn protein cần thiết hàng ngày. Nên tránh nạp các thực phẩm có thể có virus, vi khuẩn bằng cách ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ tái, đồ tươi sống,…

- Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách để giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm họng. Ví dụ như đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng nước muối/dung dịch sát khuẩn để súc miệng.

- Uống nhiều nước ấm: Nước ấm sẽ giúp hỗ trợ làm dịu vùng cổ và ngăn ngừa được tình trạng viêm amidan tái phát.

- Ngoài ra, nếu môi trường xung quanh của bạn đang có người bị viêm amidan, bạn sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Tránh sử dụng chung đồ ăn, nước uống hoặc bất kỳ đồ vật nào với người bệnh.

- Luôn đeo khẩu trang để đề phòng trường hợp người bệnh hắt hơi, ho và làm bạn hít phải virus, vi khuẩn gây viêm amidan.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

- Đối với trẻ, bạn nên để bé ở nhà nghỉ ngơi ngay khi có những dấu hiệu ốm, mệt mỏi. Đặc biệt nếu môi trường xung quanh có người bị viêm amidan, bạn cẩn cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

luon-deo-khau-trang-khi-tiep-xuc-voi-nguoi-bi-viem-amidan-truoc-do.webp

Luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị viêm amidan trước đó

Trên đây là một số thông tin tham khảo về bệnh viêm amidan. Tuy bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng trong trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào được nêu ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi, thắc mắc liên quan đến viêm amidan, vui lòng để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận. Đội ngũ dược sĩ sẽ giải đáp giúp bạn.