Ho có đờm là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, nhất là khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, nếu bị ho có đờm kéo dài thì bạn nên cẩn thận, bởi nó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn mà chúng ta không hề biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nguyên nhân gây ho có đờm là gì và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Ho có đờm là gì?
Ho có đờm là tình trạng ho lẫn theo chất nhầy tiết ra từ đường hô hấp. Chất này bao gồm hồng cầu, bạch cầu mủ, tạp chất được cơ thể đào thải ra bên ngoài thông qua phản xạ ho. Trên thực tế, trong cổ họng chúng ta luôn có một lượng đờm nhất định. Đờm thường tồn tại ở dạng loãng, có nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp trước các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà khi ho, đờm có thể tiết ra ở dạng đặc quánh hay loãng, màu trắng, xanh, vàng,... Đây không phải là bệnh lý mà là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, công việc hàng ngày.
Ho có đờm là tình trạng ho lẫn theo chất nhầy tiết ra từ cổ họng
Nguyên nhân gây ho có đờm khó chịu
Khi hệ hô hấp bị tổn thương, đường thở sẽ trở nên nhạy cảm, lúc này cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho. Ho có đờm là hệ lụy của một số nguyên nhân như:
Nguyên nhân thường gặp
Rất nhiều nguyên nhân gây ho có đờm khó chịu, bao gồm:
- Dị ứng là nguyên nhân gây ho có đờm thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm. Một số tác nhân dị ứng có thể kể đến như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,...
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá là chất độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp tới phổi và các cơ quan hô hấp khác.
- Nhiều người bị lệch vách ngăn mũi có thể gặp tình trạng tắc nghẽn đờm, dẫn tới ho có đờm.
- Một số loại virus gây ho gà, thủy đậu, sởi,... cũng là nguyên nhân gây ho có đờm điển hình.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ho có đờm
Màu sắc của đờm cảnh báo bệnh gì?
Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, ho có đờm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm như:
- Lao phổi: Ho có đờm kéo dài trên 3 tuần, đờm nhầy màu trắng đục là dấu hiệu điển hình của bệnh lao phổi. Lúc này, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như đau tức ngực, sụt cân, đổ mồ hôi nhiều về đêm,...
- Giãn phế quản: Khi phế quản bị giãn ra, người bệnh sẽ có biểu hiện ho có đờm màu vàng đục, đặc quánh như mủ. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến khó thở và tử vong.
- Viêm phế quản: Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phế quản là ho khan kèm theo đờm màu xanh hoặc vàng đục. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nghẹt mũi, thở khò khè, sốt cao,...
- Cảm cúm: Cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm ho có đờm trong, kèm theo sốt nhẹ, đau đầu, người mệt mỏi.
- Phổi tắc nghẽn mãn tính: Viêm nhiễm đường thở lâu ngày làm niêm mạc phế quản và phổi bị phù nề, gây tắc nghẽn. Lúc này, cơ quan hô hấp bị suy yếu, gây ra các cơn ho kéo dài có lẫn đờm màu trắng.
- Hen suyễn: Nếu bạn thường xuyên bị ho có đờm màu trắng, đờm đặc quánh, kèm theo tiếng thở khò khè thì chính là biểu hiện của hen suyễn. Bệnh không được chữa trị sớm sẽ gây tắc nghẽn đường thở, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Ho có đờm nhầy trắng đục là triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi
Ho có đờm khi nào nguy hiểm và cần đi khám?
Mặc dù ho có đờm là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay, nhưng bạn không thể xem thường dấu hiệu này. Theo chuyên gia, nếu thấy tình trạng ho lâu ngày không khỏi, đờm kéo dài 1 - 2 tuần, kèm theo các biểu hiện khó chịu như đau rát họng, nghẹt mũi, tức ngực, khó thở, sốt cao,... thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám.
Cách điều trị ho có đờm hiệu quả
Để chữa dứt điểm tình trạng ho có đờm, trước tiên bạn cần phải thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Thông thường, khi người bệnh bị ho đờm kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:
- Terpin hydrat: Đây là thuốc có tác dụng long đờm, bảo vệ niêm mạc hô hấp, đồng thời ức chế sự phát triển của các tác nhân gây viêm nhiễm.
- Acetylcystein: Thuốc có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tống đờm ra hết bên ngoài.
- Bromhexin hydroclorid: Thuốc được chỉ định để tiêu đờm và điều hòa đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc này dài ngày, vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt.
- Nếu người bệnh bị ho có đờm kèm theo đau rát họng thì có thể cân nhắc sử dụng thêm thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng như Ibuprofen, Diclofenac,...
- Thuốc giảm ho như Natribenzoat, Bromhexin,... giúp giảm ho có đờm kéo dài.
- Thuốc kháng sinh như Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin,... giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm, từ đó giảm tình trạng ho có đờm.
Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm khó chịu
Ngoài cách trị ho có đờm bằng thuốc tây, bạn cũng có thể sử dụng thảo dược rẻ quạt để đẩy lùi tình trạng ho có đờm khó chịu. Theo nghiên cứu, thân và rễ cây rẻ quạt có chứa các hoạt chất belamcandin, shekanin, tectoridin, iridin và irisfloretin,... có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch.
Nhận thấy những ưu điểm vượt trội trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công viên uống có chiết xuất từ cây rẻ quạt, bán liên liên, bồ công anh, sói rừng. Những thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
Giảm ho có đờm, nghẹt mũi hiệu quả với giải pháp từ thảo dược chứa rẻ quạt
Bản chất ho có đờm là triệu chứng lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn biết thêm về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng ho có đờm.
Bạn có thể để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nếu cần tư vấn thêm về triệu chứng ho có đờm nhé!
Nguồn tham khảo: