Viêm họng là bệnh lý tai mũi họng phổ biến mà hầu hết ai cũng từng bị ít nhất một lần trong đời. Viêm họng không chữa dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây vô vàn biến chứng khó lường như viêm amidan, viêm xoang,... Vậy viêm họng là gì, nguyên nhân nào gây bệnh, làm sao để điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời chính xác trong nội dung bài viết sau đây.
Viêm họng là bệnh gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng và hầu. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như sốt, đau rát, ngứa cổ họng, khó nuốt. Thống kê cho thấy, viêm họng thường xuất hiện vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh viêm họng cao hơn:
- Trẻ nhỏ: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện. Bởi vậy, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây viêm họng.
- Phụ nữ mang thai: Mang thai là giai đoạn hết sức nhạy cảm. Lúc này, cơ thể người phụ nữ bị rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị viêm họng.
- Người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm amidan, cảm lạnh,...
Viêm họng là bệnh viêm nhiễm tại niêm mạc họng và hầu
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng
Có hai loại viêm họng chính là viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Theo đó, mỗi loại viêm họng sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Viêm họng cấp tính:
- Sốt cao lên đến 39 - 40 độ C, kèm theo triệu chứng ớn lạnh, đau nhức người.
- Khô nóng, đau rát vùng cổ họng.
- Ho khan khó chịu.
- Khàn tiếng, thậm chí mất tiếng.
- Cổ họng bị sưng đỏ, phù nề.
- Nổi hạch ở cổ gây đau nhức.
- Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh có thể bị đau đầu, suy nhược cơ thể.
Viêm họng mạn tính:
- Cổ họng ngứa ngáy và nóng rát thường xuyên.
- Cảm giác vướng víu ở họng, nhất là khi nuốt nước bọt hoặc nhai thức ăn.
- Ho nhiều hơn về ban đêm hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
- Thỉnh thoảng khàn giọng, ho khan.
- Dễ buồn nôn, nôn trớ.
Ho khan là triệu chứng viêm họng điển hình mà nhiều người gặp phải hiện nay
Nguyên nhân gây viêm họng điển hình
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng như vi khuẩn, virus, tác nhân dị ứng,... Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng, giúp bạn chủ động điều trị, phòng ngừa viêm họng hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm họng điển hình mà bạn có thể tham khảo:
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm họng cấp tính thường gặp. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn phế cầu, liên cầu,... hoặc virus sởi, cúm, Ademo,...
- Dị ứng: Khi bị dị ứng, bệnh nhân không chỉ bị viêm họng mà còn khởi phát nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm kết mạc dị ứng,... Một số tác nhân dị ứng thường gặp gồm phấn hoa, lông động vật, thức ăn, thời tiết,...
- Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại là nguyên nhân gây viêm họng điển hình.
- Một số bệnh lý khác như polyp mũi, trào ngược dạ dày, dị hình vách ngăn, tiểu đường,... làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng.
Virus là nguyên nhân gây viêm họng điển hình
Viêm họng kéo dài gây biến chứng gì?
Viêm họng kéo dài không có biện pháp điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tại chỗ: Viêm họng không được điều trị triệt để sẽ hình thành ổ mủ, áp xe, dẫn đến sưng tấy, phù nề niêm mạc họng. Biến chứng này gặp nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ, từ 1 đến 2 tuổi.
Biến chứng lân cận: Dịch mủ viêm nhiễm từ họng di chuyển xuống các cơ quan lân cận gây viêm thanh quản, viêm khí phế quản, viêm phổi thùy, áp xe phổi,... Ngoài ra, vùng khoang miệng, hầu họng và cấu trúc ống tai có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khi bị viêm họng, dịch mủ có thể ứ đọng trong buồng nhĩ, gây viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, từ đó làm suy giảm thính lực.
Biến chứng xa: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm họng là viêm thận, viêm khớp, suy tim. Nguyên nhân gây ra các bệnh này chủ yếu do liên cầu tan huyết. Khi mắc các biến chứng này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và vô cùng phức tạp.
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng là suy giảm chức năng thận
Bị viêm họng phải làm sao?
Thông thường, nếu người bệnh bị viêm họng nhẹ thì chỉ cần thay đổi lối sống là bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn có thể tham khảo các biện pháp hữu ích sau:
Sử dụng thuốc tây giảm triệu chứng viêm họng
Các hoạt chất tây y có tác dụng giảm nhanh triệu chứng viêm họng. Tuy nhiên, thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể bị buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng, phát ban,... Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng hay tùy tiện sử dụng thuốc tây mà phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị. Sau đây là một số thuốc điều trị viêm họng phổ biến:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Các kháng sinh thường dùng gồm penicillin, erythromycin, amoxicillin,...
- Thuốc kháng viêm: Thuốc giúp giảm cảm giác đau rát và phù nề ở vùng cổ họng. Các thuốc kháng viêm phổ biến có tác dụng điều trị viêm họng gồm diclofenac, aspirin, dexamethasone, betamethasone,...
- Thuốc giảm đau: Người bệnh viêm họng có thể tham khảo một số thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol, aspirin,... giúp giảm triệu chứng đau rát cổ họng.
- Thuốc hạ sốt: Người bệnh viêm họng cấp tính thường bị sốt cao, đau đầu khó chịu. Vì vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen,...
Kháng sinh Erythromycin giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng
Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian
Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách trị viêm họng tại nhà đơn giản:
- Lá tía tô: Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính kháng viêm, diệt khuẩn. Nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh được, lá tía tô chứa thành phần gồm nhiều khoáng chất, protein tốt cho hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Bạn có thể nấu cháo tía tô hoặc uống nước lá tía tô hàng ngày để giảm các triệu chứng đau rát, ho khan do viêm họng.
- Tỏi: Từ thời xa xưa, tỏi đã được ông cha ta sử dụng trong các bài thuốc để chữa bệnh viêm đường hô hấp trên. Nguyên nhân bởi vì, tỏi chứa thành phần gồm nhiều hoạt chất quý như allicin, ajoene,... có tác dụng kháng viêm, giảm đau họng hiệu quả. Bạn có thể uống hỗn hợp tỏi ngâm mật ong hàng ngày nếu gặp phải triệu chứng viêm họng khó chịu.
- Rau diếp cá: Theo đông y, rau diếp cá có tính mát, vị chua, tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm sưng viêm. Vì vậy, người bệnh viêm họng nên uống nước lá diếp cá hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
- Lá trầu không: Lá trầu không có vị cay, tính ấm, tác dụng vào kinh phế, tỳ, vị, hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả. Mẹo chữa viêm họng bằng lá trầu không khá đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn lá trầu không rồi nấu với nước ấm rồi uống hàng ngày.
Lá trầu không giúp giảm đau họng hiệu quả
Thảo dược rẻ quạt giúp giảm viêm họng
Song song với các biện pháp trên, chuyên gia khuyên người bệnh viêm họng nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như giải pháp chứa rẻ quạt. Theo y học cổ truyền, rẻ quạt có tác dụng tiêu đờm, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Ngoài ra, theo y học hiện đại, rẻ quạt chứa các hoạt chất có tính kháng viêm như tectoridin, iridin và irisfloretin, belamcandin,... giúp giảm đau họng, ho khan hiệu quả.
Ngoài rẻ quạt, sản phẩm còn có thảo dược khác như sói rừng, bồ công anh, bán liên liên giúp kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng hô hấp, từ đó ngăn ngừa các biến chứng viêm họng nguy hiểm. Nhiều năm có mặt trên thị trường, sản phẩm được hơn 90,8% đánh giá tích cực từ người sử dụng. Kết quả cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
Thảo dược rẻ quạt hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng
Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả?
Để phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả, bạn nên áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, cảm lạnh,.... Bởi, tác nhân gây viêm đường hô hấp có thể lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi trong không khí.
- Tăng cường vận động thể lực, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao sức kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng.
- Niêm mạc cổ họng dễ bị kích ứng khi gặp các tác nhân kích thích như thuốc lá, rượu bia,... Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng, tiếp xúc với các chất độc hại này.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm,... sinh sôi và phát triển. Bởi vậy, bạn nên vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên.
- Đánh răng tối thiểu ngày 2 lần, kết hợp với súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng khi đi ra ngoài.
Tăng cường vận động thể lực giúp phòng ngừa bệnh viêm họng
Nội dung bài viết trên đã cung cấp toàn bộ các thông tin quan trọng liên quan đến viêm họng. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về viêm họng hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm chứa rẻ quạt, hãy để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nhé!
Nguồn tham khảo: