Cùng với các triệu chứng ở cổ họng như ngứa, rát hay khô thì viêm họng còn có thể ảnh hưởng đến tai theo những cách khác nhau. Trong đó, viêm họng đau tai là biểu hiện phổ biến nhất và gây ra nhiều khó chịu cho người mắc. Vậy làm gì để hết đau tai và đau họng?

Tại sao viêm họng lại dẫn đến đau tai?

Nguyên nhân viêm họng gây đau tai là do các tác nhân nhiễm khuẩn ở họng di chuyển lên tai thông qua liên kết giữa ống tai và họng. Theo đó, tai mũi họng là 3 cơ quan có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Họng là điểm giao nhau giữa mũi và miệng, mũi thông với họng qua các vòm họng, tai thông với họng qua những lỗ vòi nhĩ nằm ở thành bên của họng mũi. Vì vậy, khi một bộ phận bị viêm nhiễm sẽ kéo theo các cơ quan lân cận, trong đó có mũi và tai.

Phần lớn các trường hợp viêm họng là do nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến tế bào niêm mạc họng bị tổn thương. Thực tế, viêm họng sẽ có các triệu chứng chính ở họng, đi kèm sốt, ho và đờm nhưng đau tai, ù tai hay giảm thính lực cũng có thể xảy ra.

Đau tai khi bị viêm họng là do nhiễm trùng ở cổ họng lan đến hốc tai

Đau tai khi bị viêm họng là do nhiễm trùng ở cổ họng lan đến hốc tai

>>> Xem thêm: Trào ngược họng thanh quản: Muốn hết viêm họng cần hiểu rõ

Nguyên nhân nào gây ra viêm họng và đau tai?

Ngoài bệnh lý viêm họng cấp thông thường thì đau tai do viêm họng còn đến từ nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:

Dị ứng

Các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa và bụi, có thể gây ra phản ứng dị ứng gây viêm màng nhầy ở khoang mũi và tai. Điều này dẫn tới chảy nước mũi sau, tức là chất nhầy dư thừa chảy vào cổ họng, gây đau và rát.

Viêm nhiễm ở họng cũng có thể gây ra tắc nghẽn trong tai khiến chất nhầy không thể thoát ra ngoài đúng cách, dẫn đến áp lực và đau tai. Ngoài ra, dị ứng còn gây ra một số triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt…

Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở amidan - hai tuyến nằm ở mỗi bên cổ họng. Amidan bị viêm dẫn tới đau họng, dẫn tới khó nuốt và có thể kèm theo đau tai, sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính là tình trạng các hốc xoang bị viêm từ 12 tuần trở lên. Tình trạng viêm cản trở việc thoát chất nhờn, gây tích tụ dẫn đến đau mũi và sưng mặt. Các triệu chứng khác cũng có thể đi kèm là viêm họng, đau tai, hơi thở có mùi hôi…

Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi axit dạ dày hoặc các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược dạ dày nhưng bạn cũng có thể bị đau họng và đau tai, đầy bụng, khó tiêu hoặc có cảm giác chua miệng.

Dịch vị dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm họng và đau tai

Dịch vị dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm họng và đau tai

Hít phải chất kích thích

Khói thuốc lá, hóa chất và các chất khác có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng dẫn tới viêm màng nhầy. Những chất này cũng ảnh hưởng đến tai với các biểu hiện như ù tai, đau tai, giảm thính lực…

Nhiễm trùng hoặc áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng có một túi mủ ở đầu chân răng do nhiễm vi khuẩn. Răng bị áp xe có thể gây ra cơn đau dữ dội lan đến tai và hàm ở cùng một bên. Các hạch bạch huyết ở cổ và họng cũng có thể sưng lên và mềm.

>>> Xem thêm: Viêm họng hạt kiêng gì và nên ăn gì? - Chìa khóa vàng để hết đau rát

Làm sao để hết đau tai do viêm họng?

Tùy vào nguyên nhân gây viêm họng đau tai mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Một số biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị y tế có thể giúp giải quyết tình trạng này hiệu quả.

Biện pháp khắc phục đau họng và đau tai tại nhà

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi là điều đầu tiên bạn nên làm khi bị nhiễm trùng cổ họng, xoang hoặc tai. Đồng thời, áp dụng các biện pháp sau cũng sẽ giúp cải thiện cơn đau ở tai và họng:

- Súc miệng với nước muối để giảm viêm nhiễm ở cổ họng, góp phần giảm đau và ngăn viêm lan đến tai.

- Sử dụng viên ngậm chứa tinh dầu bạc hà, tràm, mật ong, gừng… giúp giảm đau tại chỗ, sát khuẩn và làm dịu cơn ho.

- Uống nước chanh mật ong hoặc trà gừng làm ấm cổ họng, sát trùng.

- Ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn các món mềm, lỏng sẽ dễ nuốt hơn.

- Dùng thảo dược rẻ quạt: Rẻ quạt đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid giúp ức chế sự gây hại của vi khuẩn gây ra viêm họng. Khi viêm họng được đẩy lùi, đau tai cũng sẽ biến mất. Bạn có thể sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh của Công ty Dược phẩm Á Âu, chứa thành phần chính rẻ quạt cùng các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công, sói rừng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh viêm họng tái phát. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, hiệu quả của Tiêu Khiết Thanh có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.

Tiêu Khiết Thanh được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc gần nhà. 

tieu-khiet-thanh-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-hat-xo-day-thanh.jpg

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm khàn tiếng, viêm họng hiệu quả

Điều trị y tế

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng cổ họng và tai đều tự hết trong một tuần mà không cần điều trị. Nhưng nếu viêm họng đau tai kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải dùng thuốc để điều trị, bao gồm:

- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen… là các thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm đau từ nhẹ đến vừa và đáp ứng tốt với đau rát họng, đau tai cũng như sốt do viêm họng gây ra.

- Thuốc kháng viêm: Prednisolon, Methylprednisolon,... có tác dụng hạn chế sự phát triển của tác nhân gây viêm, giảm đau và sưng tấy ở cổ họng, từ đó cải thiện cơn đau ở tai.

- Thuốc kháng sinh: Chủ yếu là nhóm beta lactam hoặc macrolid do phổ tác dụng rộng với nhiều loại vi khuẩn, ít tác dụng phụ, chẳng hạn: Amoxicillin, cephalexin, azithromycin,...

>>> Xem thêm: Các cách chữa viêm họng hạt hiệu quả từ tây y đến đông y

Bị đau họng và đau tai khi nào nên đi khám?

Nếu cơn đau ở cổ họng và tai dai dẳng hay không cải thiện khi tự chăm sóc tại nhà hoặc bạn có các triệu chứng sau, hãy đến gặp bác sĩ:

- Sốt cao trên 38 độ.

- Đau cổ họng hoặc tai nghiêm trọng.

- Có máu hoặc mủ chảy ra từ tai trong.

- Hoa mắt, chóng mặt.

- Ợ chua thường xuyên hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Đau tai khi bị viêm họng chứng tỏ viêm đã ở mức độ nặng, vi khuẩn từ họng đã di chuyển xuống các cơ quan lân cận và ảnh hưởng đến hốc tai. Do đó, nhiễm khuẩn tại họng cần được điều trị sớm bởi nếu để lâu, không chỉ đau tai mà viêm họng còn có thể tiến triển thành những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang… rất nguy hiểm.

Nhiễm trùng họng có thể lan đến xoang gây viêm xoang

Nhiễm trùng họng có thể lan đến xoang gây viêm xoang

Viêm họng đau tai có thể khiến bạn mất ăn mất ngủ bởi cảm giác đau nhức khó chịu. Vì vậy, hãy chủ động điều trị sớm ngay khi thấy họng có các dấu hiệu bất thường, bạn sẽ tránh được tối đa ảnh hưởng tới những cơ quan khác, trong đó có tai.

Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.