Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: Sốt, đau rát họng, ho, khản tiếng,... và rất dễ tái phát. Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu như  để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng cấp hiệu quả, an toàn. Cụ thể như thế nào? Mời bạn theo dõi trong bài viết này!

Viêm họng cấp là gì?

Họng là “ngã ba” của đường ăn và thở, phía trên thông với mũi xoang, phía dưới thông với thực quản và thanh quản. Bởi vậy, vị trí này rất dễ bị tổn thương do các yếu tố nội ngoại sinh khác nhau. Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng xảy ra đột ngột và nhanh chóng, có thể là biểu hiện của viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính hoặc khởi đầu cho một bệnh nhiễm khuẩn như: Cúm, cảm lạnh,… Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân và có thể dễ dàng kiểm soát nếu chúng ta phát hiện sớm. Viêm họng cấp có thể đi kèm với các bệnh đường hô hấp trên khác như: Viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản,...

Theo thống kê, trên 80% các trường hợp mắc viêm họng cấp do nhiễm virus (cúm, sởi, Adenovirus...), hoặc vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae...). Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes), bởi chúng có thể dẫn đến biến chứng viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp,.... Ngoài ra, viêm họng cũng có thể gây ra bởi nấm (Candida), xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày, hoặc các yếu tố nguy cơ như: Thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, không khí ẩm thấp, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) hoặc do tác động của rượu.

Tại sao viêm họng cấp dễ tái phát nhiều lần?

Viêm họng cấp là bệnh không quá nguy hiểm nhưng dễ tái phát, khiến người bệnh mệt mỏi, công việc bị ảnh hưởng. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng cấp. Đây cũng là lý do khiến bệnh dễ tái phát, chẳng hạn như, đợt bệnh trước là do một loại virus, nhưng đợt sau, viêm họng lại là do một vi khuẩn hay nấm nào đó gây ra. Hơn thế, thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng vừa tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, lại có thể tác động xấu tới sức khỏe, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể mất khả năng “tự bảo vệ” vốn có, dẫn tới việc dễ dàng bị tác nhân xấu tấn công.

Bên cạnh đó, việc không điều trị dứt điểm đợt bệnh trước đó cũng dễ dẫn đến việc các vi khuẩn, virus chưa được tiêu diệt, khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ mạnh lên, tiếp tục tấn công cơ thể, gây ra bệnh viêm họng. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt chưa đúng như: Để cơ thể bị nhiễm lạnh, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, không vận động thường xuyên,... có thể khiến sức khỏe, hệ miễn dịch thiếu ổn định, từ đó tạo điều kiện cho viêm họng phát triển.

Mặt khác, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ em cũng là tình trạng đáng báo động, có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực, trong đó có hiện tượng kháng kháng sinh. Từ đó, vi khuẩn không bị tiêu diệt mà tiếp tục phát triển, ngay khi có cơ hội sẽ tấn công và gây ra viêm họng.