U nhú thanh quản là tổn thương lành tính do nhiễm virus của tế bào biểu mô dẫn đến phát triển quá mức ở một hoặc các đoạn khác nhau trong đường hô hấp. Tình trạng này có thể khởi phát từ thời thơ ấu hoặc trưởng thành mới xuất hiện. Nếu không được điều trị, khối u có thể chèn ép thanh quản làm biến dạng giọng nói hoặc tắc nghẽn đường thở, thậm chí phát triển thành u ác tính.

U nhú dây thanh quản là gì?

U nhú dây thanh quản (papilloma thanh quản) là một bệnh hô hấp hiếm gặp xảy ra ở thanh quản và khí quản. Theo đó, những khối u lành tính (u nhú) được hình thành do quá sản của các gai nhú dưới lớp biểu mô, sau đó phát triển thành khối sùi trên bề mặt.

Theo chuyên gia, u nhú thanh quản là một trong những bệnh lành tính khó điều trị nhất do có xu hướng tái phát cao và dễ lây lan sang đường hô hấp lân cận.

U-nhu-thanh-quan-la-tinh-trang-qua-san-cua-cac-gai-nhu-duoi-lop-bieu-mo-co-hinh-khoi-san-sui

U nhú thanh quản là tình trạng quá sản của các gai nhú dưới lớp biểu mô có hình khối sần sùi

Nguyên nhân gây nên u nhú thanh quản

Nguyên nhân dẫn tới u nhú thanh quản đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, có thể do virus, nội tiết… gây ra. Tuy nhiên, nguồn gốc của bệnh là nhiễm virus HPV, phổ biến là các chủng virus 6 và 11.

Theo giả thuyết, phương thức lây nhiễm virus HPV sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi khởi phát của bệnh. Tuy nhiên, không phải virus HPV có mặt ở đường hô hấp là sẽ bị u nhú thanh quản. Các yếu tố khác có thể liên quan bao gồm suy giảm miễn dịch hoặc những bệnh nhiễm trùng tương tự khác.

Đối với u nhú thanh quản, virus gây bệnh là HPV có thể lây từ người sang người thông qua những cử chỉ giao tiếp thân mật. Nhưng cần lưu ý, điều này còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người bởi không phải ai cũng dễ mắc bệnh.

Ở trẻ em, sự xuất hiện của u nhú thanh quản thường là kết quả của quá trình sinh nở tự nhiên qua đường âm đạo, nếu người mẹ bị nhiễm HPV. Trong khi đó, người trưởng thành có tỷ lệ mắc u nhú thanh quản ít hơn và phát triển lâu hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng u nhú thanh quản

U nhú thanh quản có thể nhận biết qua các đặc điểm lâm sàng hoặc thực hiện nội soi.

Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng phổ biến của u nhú thanh quản là suy giảm chất lượng giọng nói, bắt đầu từ khàn tiếng, yếu giọng. Đây là hậu quả của việc thanh quản hoặc khí quản bị thu hẹp do khối u chèn ép. Mức độ khàn tiếng phụ thuộc vào độ lớn của khối u.

Nếu bị bội nhiễm, có thể xuất hiện tình trạng khó thở, ho kéo dài và khó thở (ở trẻ em) do khối u phát triển làm hẹp thanh môn. Khi bệnh tiến triển, người mắc sẽ gặp thêm các triệu chứng khác như khó nuốt, viêm phổi…

Cac-van-de-trong-giong-noi-nhu-khan-tieng-hut-hoi-la-trieu-chung-dac-trung-cua-u-nhu-thanh-quan

Các vấn đề trong giọng nói như khàn tiếng, hụt hơi là triệu chứng đặc trưng của u nhú thanh quản

Triệu chứng thực thể

U nhú thanh quản có thể được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi. Trong nội soi thanh quản, bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm qua mũi vào cổ họng để quan sát từ trên cao xuống. Nếu có sự xuất hiện của u nhú, bề mặt dây thanh sẽ sần sùi thành khối, hình dạng giống quả dâu màu hồng hoặc sẫm. Khối u này có thể mọc rải rác trên dây thanh hoặc lan đến các bộ phận khác của thanh quản và khắp đường tiêu hóa, từ miệng đến đường hô hấp dưới.

Ngoài ra, u nhú thanh quản cũng có thể được xác định thông qua sinh thiết. Người bệnh được kiểm tra bằng cách thực hiện một số xét nghiệm như thử mantoux, thử đờm, X-quang phổi… Sinh thiết cũng giúp bác sĩ phân biệt với các tình trạng khác ở thanh quản có cùng triệu chứng, chẳng hạn viêm thanh quản, lao, giang mai, ung thư…

U nhú thanh quản có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng u nhú thanh quản ảnh hưởng rất lớn đến giọng nói và sức khỏe của người bệnh. Khi khối u phát triển đến một thời điểm nào đó có thể di chuyển qua thanh quản và lây nhiễm sang các vị trí khác như phổi. Lúc này, bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn đường thở, gây khó thở và khó nuốt. Hiếm gặp hơn, u nhú cũng có nguy cơ phát triển sang dạng ác tính với những biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, u nhú thanh quản thường dai dẳng và các tổn thương có thể tái phát ngay cả khi đã được điều trị. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kiểu gen HPV, tuổi khởi phát, hút thuốc lá…

Khoi-u-nhu-o-thanh-quan-phat-trien-qua-muc-co-the-gay-tac-nghen-duong-tho

Khối u nhú ở thanh quản phát triển quá mức có thể gây tắc nghẽn đường thở

Điều trị u nhú thanh quản thế nào?

Hiện tại vẫn chưa tìm được cách điều trị u nhú thanh quản dứt điểm. Vì thế, người bệnh thường phải điều trị nhiều lần vì tính chất dễ tái phát của virus. Với trẻ em thì khối u còn phát triển mạnh hơn khi trưởng thành.

Theo đó, có 2 phương pháp chính giúp kiểm soát u nhú thanh quản, đó là phẫu thuật và quản lý bổ trợ.

Loại bỏ u nhú bằng phẫu thuật

Điều trị u nhú bằng thuốc ít có tác dụng nên phẫu thuật loại bỏ thường được ưu tiên lựa chọn. Phẫu thuật có thể bảo vệ các mô nguyên vẹn và giọng nói của cá nhân, giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, phẫu thuật không ngăn ngừa bệnh tái phát và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

Trong đó, phẫu thuật cắt bỏ u nhú bằng laser CO2 là biện pháp hay được sử dụng nhất nhưng có thể tiềm ẩn một số rủi ro như bỏng đường hô hấp, hẹp đường thở, sẹo và rò lỗ khí quản. Quá trình phẫu thuật cũng cần phải cẩn thận để không làm tổn thương các mô bình thường vì nó rất dễ khiến viêm nhiễm lây lan, tạo điều kiện cho u nhú khác phát triển.

Thực tế, hầu hết các u nhú thanh quản đều có thể di chuyển dễ dàng vì chúng không xâm lấn vào các mô sâu. Vậy nên, tránh cắt khí quản nếu không cần thiết vì điều này có thể dẫn tới việc u nhú lan đến cơ quan này.

U-nhu-thanh-quan-thuong-duoc-loai-bo-bang-phuong-phap-phau-thuat-noi-soi

U nhú thanh quản thường được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi

>>> XEM THÊM: Khàn tiếng kéo dài - Các nguyên nhân cần biết để xử lý hiệu quả

Quản lý bổ trợ

Trong một số trường hợp, phẫu thuật là không đủ để kiểm soát u nhú thanh quản. Lúc này, việc điều trị cần phối hợp với các liệu pháp bổ trợ, đó là sử dụng interferon, thuốc kháng virus như cidofovir hoặc ribavirin và acyclovir, liệu pháp quang động. Cụ thể:

– Interferon: Đây là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch ở hầu hết động vật để chống lại tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng... Trong điều trị u nhú thanh quản, peginterferon alpha 2a là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, interferon chỉ có tác dụng ức chế virus tạm thời và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như sốt, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, mệt mỏi…

– Thuốc khác: Indole-3-Carbinol, ribavirin, acyclovir, methotrexate, isotretinoin, Cidofovir. Các loại thuốc này đều có tác dụng điều hòa miễn dịch và kháng virus nhưng chỉ giúp kéo dài thời gian u nhú tái phát mà không điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Sử dụng thảo dược rẻ quạt

Rẻ quạt là một dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền với tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngày nay, người ta đã tìm thấy nhiều hoạt chất quý trong thân và rễ rẻ quạt, ví dụ isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Những chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm đau, chống viêm và tăng cường miễn dịch hiệu quả. Vì thế, rẻ quạt có khả năng cải thiện khàn tiếng do u nhú thanh quản gây ra, góp phần làm giảm nguy cơ tái phát. Bạn có thể sử dụng thảo dược rẻ quạt trong sản phẩm hỗ trợ dưới dạng viên nén. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, sản phẩm chứa rẻ quạt được tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.

Tóm lại, hầu hết các trường hợp u nhú thanh quản là lành tính nhưng rất khó điều trị triệt để vì tính chất phức tạp của bệnh. Vì vậy, khi thấy những biểu hiện bất thường trong giọng nói, bạn nên xử lý sớm để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sau này.

Nếu có câu hỏi về u nhú thanh quản, bạn hãy để lại thông tin bên dưới để được giải đáp.