Polyp thanh quản là một tổn thương lành tính thường gặp ở dây thanh và không phải là bệnh. Cùng với hạt xơ và u nang, polyp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rung động bình thường của dây thanh khi phát âm, dẫn tới những biến đổi trong giọng nói. Đây cũng chính là tác nhân gây ra chứng khàn tiếng kéo dài kèm theo hụt hơi, nói nhanh mệt. Vậy polyp thanh quản là gì và xử lý thế nào khi gặp phải tình trạng này?

Polyp dây thanh là gì?

Polyp thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh, nằm ở mặt trên bờ trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.

Vậy polyp dây thanh có nguy hiểm không?

Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc đổi giọng (khi polyp có kích thước lớn). Hầu hết các trường hợp là lành tính, chỉ làm ảnh hưởng đến giọng nói.

Tuy nhiên, polyp thanh quản không tự mất đi hay thu nhỏ nếu không điều trị. Do đó, cần chẩn đoán bằng phương pháp nội soi để xác định chính xác kích thước, vị trí của polyp nhằm có hướng xử lý kịp thời.

Polyp-nam-o-1-3-giua-day-thanh-kich-thuoc-nhu-hat-dau

Polyp nằm ở 1/3 giữa dây thanh, kích thước như hạt đậu

Nguyên nhân gây ra polyp thanh quản

Nguyên nhân chính gây ra polyp thanh quản là do thanh quản bị phù nề, viêm nhiễm vì sử dụng giọng nói quá nhiều. Việc dây thanh phải hoạt động liên tục trong thời gian dài rất dễ bị kích thích và tổn thương, lâu dần trở nên căng cứng. Quá trình này lặp đi lặp lại sẽ hình thành các u nhú nhỏ ở thanh quản, chính là polyp.

Ngoài ra, polyp thanh quản cũng có thể do quá sản tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết hoặc quá sản niêm mạc thanh quản. Hoặc nếu có sự kích thích cơ học làm dây thanh căng quá mức sẽ khiến các mạch máu vỡ ra gây chảy máu, hậu quả là polyp xuất hiện.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác cũng góp phần vào sự hình thành polyp ở thanh quản, bao gồm:

  • Đang gặp các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, viêm thành quản mạn tính...
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá… lâu ngày làm dây thanh quản bị tổn thương, thúc đẩy các hạt xơ, polyp phát triển.
  • Hít phải các chất độc hại như khói công nghiệp, hóa chất.
  • Tiền sử trào ngược dạ dày thực quản.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt làm nội tiết tố bị thay đổi, có thể khiến thanh quản xuất huyết nhẹ. Trong thời gian này, nếu thanh quản phải chịu tác động cơ học nhiều cũng có thể dẫn tới polyp thanh quản.

Noi-qua-nhieu-se-lam-thanh-quan-bi-ton-thuong-lau-dai-tro-nen-cang-cung-va-hinh-thanh-polyp

Nói quá nhiều sẽ làm thanh quản bị tổn thương, lâu dài trở nên căng cứng và hình thành polyp

Polyp thanh quản có những triệu chứng nào?

Khàn tiếng là triệu chứng đầu tiên của polyp thanh quản. Nguyên nhân là do hai dây thanh âm không khép kín dẫn tới rung động không đều. Mức độ khàn tiếng hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của polyp, polyp càng to thì khoảng hở thanh môn càng rộng. Nếu tiếp tục nói thì giọng sẽ khàn nặng hơn, lâu dài sẽ dẫn đến mất hơi khiến người bệnh rất mệt và không nói được lâu.

Khàn tiếng do polyp thanh quản lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt, nếu được điều trị và hạn chế nói, giọng nói có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu dây thanh quản phải chịu một tác động nào đó.

Đối với polyp thanh quản có chân, chúng di động theo từng chuyển động đóng, mở của thanh môn. Do đó, người bệnh có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì cản trở nên rất muốn ho khạc, đằng hắng giọng. Điều này càng làm cho polyp thanh quản bị phù nề, giọng nói  khàn hơn.

Ngoài khàn tiếng, dấu hiệu đặc trưng ở người bị polyp thanh quản là hụt hơi khi nói, ho khan, khi nói có thể nghe thấy tiếng rít. Tuy vậy, ít khi thấy người bệnh mất hẳn tiếng và khó thở do polyp thanh quản.

Cách điều trị polyp dây thanh quản

Tùy vào nguyên nhân, kích thước polyp thanh quản và mức độ ảnh hưởng mà có các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Nguyên tắc điều trị

Trong một số trường hợp, polyp thanh quản vô tình được phát hiện thông qua việc thăm khám tai mũi họng và chưa có triệu chứng nào nghiêm trọng thì không nhất thiết phải điều trị. Lúc này, người bệnh chỉ cần thực hiện lối sống khoa học. Cụ thể:

  • Vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng cách súc họng, đánh răng hàng ngày, trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và hạn chế nói.
  • Nếu đã có hiện tượng khàn tiếng nhẹ, việc tạm ngưng hoặc hạn chế nói đến mức tối đa là điều cần thiết nhằm tránh gây áp lực không cần thiết cho dây thanh.

Suc-mieng-giup-loai-bo-vi-khuan-giam-viem-nhiem

Súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm

Điều trị nội khoa khi polyp thanh quản có triệu chứng nhẹ

Sau một thời gian, polyp phát triển đến một kích thước nhất định có thể gây ra hiện tượng khàn tiếng nhưng không liên tục. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc bên cạnh việc hạn chế nói để dây thanh có thời gian phục hồi.

Những loại thuốc thường dùng trong điều trị polyp thanh quản gồm:

  • Điều trị bằng khí dung có thuốc chống viêm, chống phù nề, kết hợp với kháng sinh (nếu có dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên).
  • Tiếp tục theo dõi ở chuyên khoa Tai Mũi Họng định kỳ ngay cả khi triệu chứng ổn định và khàn tiếng đã thuyên giảm.

Dùng sản phẩm hỗ trợ cho người bị polyp thanh quản

Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, trong thân, rễ rẻ quạt chứa các nhóm hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế một số chủng vi khuẩn gây ra những tình trạng ở đường hô hấp như viêm thanh quản, hạt xơ, polyp… Nhờ đó, rẻ quạt giúp giảm viêm, làm lành các tế bào niêm mạc thanh quản đang bị tổn thương, cải thiện khàn tiếng và hụt hơi hiệu quả.

Phẫu thuật cắt bỏ polyp thanh quản

Nếu việc điều trị nội khoa không giúp giảm triệu chứng polyp thanh quản, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Có nhiều phương pháp cắt polyp dây thanh quản như:

- Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ (hiện nay phương pháp này ít được sử dụng).

- Soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản.

- Cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu).

- Cắt bỏ polyp bằng laser CO2.

Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật polyp dây thanh tùy vào từng khoa phòng, bệnh viện. Người bệnh sẽ tự lựa chọn cách điều trị sau khi được bác sĩ tư vấn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được bác sĩ cho dùng kháng sinh, kết hợp khí dung các thuốc chống viêm, chống phù nề.

Phau-thuat-cat-bo-polyp-bang-phuong-phap-noi-soi-thanh-quan-khi-dieu-tri-noi-khoa-khong-hieu-qua

Phẫu thuật cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi thanh quản khi điều trị nội khoa không hiệu quả

Phòng ngừa polyp thanh quản hiệu quả

Để dự phòng polyp thanh quản, tránh bị hụt hơi và nói nhanh mệt, việc chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều cần thiết. Cụ thể:

  • Không nói to, hét lớn liên tục trong thời gian dài mà không cho dây thanh âm nghỉ ngơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá vì nó là thủ phạm làm cổ họng và thanh quản bị kích ứng, lâu dần nhạy cảm, ảnh hưởng tới giọng nói.
  • Hãy uống nước ấm thường xuyên giúp bôi trơn cổ họng, giảm tác động tới thanh quản.
  • Lựa chọn những thực phẩm mềm, tránh ăn đồ cay nóng, thô cứng như khoai tây chiên, gà rán…
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày giúp đường thở thông thoáng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  • Chủ động điều trị các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm mũi họng...

Tóm lại, polyp thanh quản hay bất kỳ tổn thương nào khác ở dây thanh đều có thể làm biến đổi giọng nói, gây ra những phiền toái nhất định cho người mắc. Để giọng nói luôn thu hút và trong sáng, bạn hãy chăm sóc dây thanh kỹ càng nhé!

Nếu bạn còn có thắc mắc về chủ đề trên, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.