Viêm dây thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm với các triệu chứng đặc trưng như ho khan, khàn tiếng và đau họng. Những triệu chứng này khá giống một số bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên nên gây ra không ít khó khăn trong chẩn đoán. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về triệu chứng viêm dây thanh quản và cách để phân biệt với các bệnh khác.

Những triệu chứng viêm thanh quản ở người lớn

Thực tế, các triệu chứng của viêm thanh quản thường không rõ ràng và có thể biểu hiện tại nhiều cơ quan khác nhau. Ở người lớn, viêm thanh quản có một số triệu chứng gồm:

Khàn giọng là dấu hiệu đầu tiên của viêm thanh quản

Giọng nói khàn hoặc yếu là triệu chứng viêm dây thanh quản đầu tiên mà bạn sẽ gặp. Khàn giọng mô tả việc âm thanh phát ra thô ráp, trầm xuống và không được mượt mà. Điều này là do thanh quản bị viêm, hai dây thanh khép không kín khi phát âm nên lượng không khí từ phổi đi ra gấp 3 lần bình thường, làm các cơ hô hấp phải gắng sức, dẫn đến hiện tượng khản tiếng.

Nếu các nếp gấp thanh quản bị sưng lên quá mức, chúng có thể không rung được nữa. Khi đó, bạn không thể phát ra âm thanh hoặc chỉ có tiếng thì thầm, thậm chí mất giọng hoàn toàn.

Thanh-quan-bi-viem-lam-thay-doi-cach-ma-khong-khi-di-qua-gay-ra-khan-giong

Thanh quản bị viêm làm thay đổi cách mà không khí đi qua, gây ra khàn giọng

Ho khan - Triệu chứng viêm thanh quản điển hình

Ho khan là một triệu chứng viêm dây thanh quản đặc trưng. Việc dây thanh quản bị kích thích sẽ khiến bạn muốn ho. Tuy nhiên, ho do viêm thanh quản sẽ khô thay vì ướt. Đó là vì ho do viêm thanh quản chỉ giới hạn ở đường thở trên chứ không phải đường thở dưới, nơi tạo ra đờm.

Nếu ho khan và có đờm, rất có thể bạn không bị viêm thanh quản mà là cảm lạnh hoặc nhiễm virus khác. Tuy nhiên, những loại virus này có nguy cơ biến chứng thành viêm thanh quản sau một thời gian.

Cổ họng đau, khô và đầy báo hiệu bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản cũng có thể gây ra các triệu chứng đau hoặc khó chịu ở cổ họng. Bạn có thể cảm thấy đầy hơi hoặc nóng trong cổ họng do vòm họng bị sưng tấy (nơi tiếp giáp giữa đường thở và đường đi của thức ăn).

Thân nhiệt tăng nhẹ - triệu chứng hay gặp ở bệnh viêm thanh quản

Một trong các triệu chứng viêm dây thanh quản khá phổ biến là sốt nhẹ hoặc trung bình. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm virus dẫn tới nhiễm trùng. Cơn sốt thường sẽ tự hết sau vài ngày, còn các triệu chứng ở cổ họng có thể kéo dài lâu hơn. Nếu cơn sốt kéo dài, bạn nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

Các triệu chứng cảm lạnh thường thấy ở bệnh viêm thanh quản

Các triệu chứng viêm dây thanh quản như ho, sổ mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ… thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi mắc bệnh cảm lạnh, cúm hoặc vi rút khác. Những biểu hiện này là kết quả của việc niêm mạc thanh quản bị viêm hoặc kích thích.

Nguoi-bi-viem-thanh-quan-cung-co-the-bi-ho-so-mui…-sau-nhung-dot-cam-lanh

Người bị viêm thanh quản cũng có thể bị ho, sổ mũi… sau những đợt cảm lạnh

Khi thở phát ra những âm thanh khác thường

Thở phát ra âm thanh khò khè là triệu chứng viêm dây thanh quản mà bạn cần phải quan tâm. Triệu chứng này xuất hiện bởi dây thanh quản bị tổn thương, không thể hoạt động trơn tru, nên lúc thở sẽ phát ra tiếng khò khè.

Cảm thấy có khối u trong cổ họng - biểu hiện phổ biến của viêm thanh quản

Viêm dây thanh quản mạn tính đôi khi có thể đi kèm với sự phát triển của các hạt xơ, polyp hoặc u nang gần dây thanh âm của bạn. Nếu bạn cảm thấy như có một khối u nào đó chặn cổ họng, đó là triệu chứng viêm dây thanh quản và nên đi khám ngay. Trong nhiều trường hợp, cảm giác vướng họng này là do bạn bị viêm thanh quản mạn tính do bệnh trào ngược axit.

Cảm giác này có thể kích thích ham muốn làm sạch cổ họng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng chống lại nó bởi việc hắng giọng sẽ làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng thêm.

Khó nuốt - có thể gặp khi thanh quản bị viêm

Những trường hợp viêm thanh quản nặng có thể bị khó nuốt. Các tình trạng y tế khác, nghiêm trọng hơn liên quan đến viêm thanh quản cũng có thể dẫn đến khó nuốt. Ví dụ, nếu có một khối u lớn hoặc khối u bên trong thanh quản, nó có thể chèn ép ống thức ăn (thực quản) và dẫn đến khó nuốt.

Trong bệnh viêm thanh quản do trào ngược dạ dày thực quản sẽ có hiện tượng thực quản bị kích thích bởi axit dạ dày. Hậu quả là có thể bị loét trong thực quản dẫn đến khó nuốt.

Tổn thương dây thanh, sung huyết - dễ thấy nếu mắc viêm thanh quản

Khi tiến hành kiểm tra nội soi bệnh nhân viêm thanh quản, chuyên gia sẽ phát hiện niêm mạc bị sung huyết, ở mép dây thanh quản có chất nhầy bám vào, làm cho việc phát âm rất khó khăn.

Khó thở - ít gặp nhưng cũng có thể do viêm dây thanh quản

Mặc dù ít gặp nhưng khó thở cũng là một triệu chứng viêm dây thanh quản. Tình trạng này hay xảy ra lúc ban đêm, đặc biệt là vào mùa đông, kèm theo những triệu chứng phụ như: Cánh mũi phập phồng, môi và đầu ngón chân bị tím, đầu luôn gật gù theo nhịp,…

Viem-day-thanh-quan-co-the-kem-theo-kho-tho

Viêm dây thanh quản có thể kèm theo khó thở

Khoảng thời gian bị khàn giọng

Nhiều người thỉnh thoảng bị khàn giọng nhưng sau đó sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu viêm thanh quản là một tình trạng mạn tính, nó sẽ kéo dài hơn hai tuần. Hãy ghi lại khoảng thời gian bạn bị khàn tiếng để đối chiếu với các tình trạng bệnh lý khác nhằm xác định đúng triệu chứng của viêm dây thanh quản.

Các dấu hiệu viêm thanh quản ở trẻ em

Triệu chứng viêm dây thanh quản ở trẻ em có thể khác so với người lớn. Đặc điểm bệnh ở đối tượng này là trẻ thường sốt nhẹ từ 37,5 - 38,5 độ kèm theo khan tiếng, thở rít, ho từng đợt và có biểu hiện lo lắng, sợ hãi.

Vào ban đêm, triệu chứng viêm dây thanh quản ở trẻ nặng nề hơn do xuất hiện các cơn khó thở thanh quản. Do đó, nếu trẻ có các triệu chứng như khó thở, khó nuốt, sốt cao trên 39 độ, chảy nước dãi, hơi thở ngắn, khi hít vào tiếng rít to thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm phế quản – tình trạng viêm các mô xung quanh đường dẫn khí. Trong một số trường hợp, viêm phế quản có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tre-bi-viem-thanh-quan-co-the-bi-sot-nhe-hoac-trung-binh

Trẻ bị viêm thanh quản có thể bị sốt nhẹ hoặc trung bình

Làm gì khi bị viêm dây thanh quản?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, một số biện pháp có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm dây thanh quản mà bạn đang gặp phải. Cụ thể:

  • Cho giọng nói nghỉ ngơi một thời gian: Tránh nói to hoặc hát cho đến khi bệnh viêm thanh quản của bạn đã khỏi.
  • Đừng thì thầm: Việc nói thầm sẽ làm tăng áp lực cho dây thanh âm của bạn hơn là nói chuyện thông thường.
  • Tránh hắng giọng: Ngay cả khi cổ họng của bạn cảm thấy khô, đầy hoặc ngứa, đừng quá mong muốn làm sạch nó.
  • Giữ đủ nước. Uống nhiều nước sẽ giúp bôi trơn và làm dịu cơn đau họng của bạn.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí: Không khí ẩm giúp làm dịu các triệu chứng viêm dây thanh quản và giúp dây thanh âm tự phục hồi. Bạn có thể xông hơi với nước nóng để dễ thở hơn.
  • Tránh rượu: Rượu có tính axit và gây áp lực không cần thiết lên dây thanh âm. Vì vậy, hãy tránh xa đồ uống có cồn khi bạn đang có các triệu chứng viêm dây thanh quản. Giảm uống rượu cũng giúp ngăn ngừa những đợt viêm tái phát trong tương lai.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ho khan của bệnh viêm thanh quản.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm thanh quản và có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư vòm họng. Bạn hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tổn thương dây thanh âm, tránh gặp phải các triệu chứng viêm dây thanh quản.
  • Súc miệng và sử dụng viên ngậm là những cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng khi bị đau do viêm thanh quản.
  • Điều trị các bệnh lý có liên quan đến viêm thanh quản, ví dụ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Uống thuốc giảm đau: Nếu quá đau họng, bạn có thể dùng một số thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen để giảm bớt sự khó chịu.
  • Sử dụng thảo dược rẻ quạt: Ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc đã được biết đến rộng rãi trong dân gian, rẻ quạt còn giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có hoạt tính tương tự như kháng sinh thực vật. Những thành phần này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, ức chế các loại virus, vi khuẩn thường gặp ở hệ hô hấp. Nhờ đó mà rẻ quạt được sử dụng nhiều trong điều chế các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Re-quat-giup-giam-viem-thanh-quan-khan-tieng-hieu-qua

Rẻ quạt giúp giảm viêm thanh quản, khàn tiếng hiệu quả

Tóm lại, những triệu chứng viêm dây thanh quản không quá rõ ràng so với các bệnh lý khác ở đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm tình trạng này khi thấy những dấu hiệu bất thường trong giọng nói và khó chịu ở cổ họng. Chủ động điều trị các triệu chứng của viêm thanh quản sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

Nguồn tham khảo

https://voicefoundation.org/health-science/voice-disorders/voice-disorders/laryngitis/symptoms-of-laryngitis/

https://emedicine.medscape.com/article/864671-clinical#b1

https://emedicine.medscape.com/article/864671-clinical#b4

https://www.westsidehn.com/hoarseness-laryngitis/causes-and-symptoms-for-chronic-laryngitis/

https://www.harleystreetent.com/Blog/What-Are-the-Symptoms-of-Laryngitis-and-How-Can-It-Be-Treated