Viêm thanh quản cấp là bệnh hô hấp phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như ho, đau họng kèm theo khàn tiếng. Bệnh thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa hoặc khi cơ thể nhiễm lạnh. Bài viết sau sẽ tập trung các thông tin về bệnh viêm thanh quản cấp để giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.

Nhận biết triệu chứng viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm tại thanh quản kéo dài không quá 3 tuần. Tùy theo nguyên nhân, thể trạng và đối tượng mắc bệnh mà biểu hiện viêm thanh quản sẽ tương đối khác nhau. Những triệu chứng viêm thanh quản cấp thường gặp là: 

  • Thay đổi giọng nói: Khàn tiếng, tiếng khóc khàn (ở trẻ em) thường là những dấu hiệu đầu tiên khi thanh quản bị tổn thương. 
  • Ho: Ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Biểu hiện tại niêm mạc: Họng đỏ, sưng amidan, niêm mạc thanh quản có dấu hiệu viêm nhiễm như phù nề, nhất là vùng thanh môn. Một số trường hợp khác dây thanh khép không kín khi phát âm, hoặc có dấu hiệu xuất tiết.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt cao, có thể kèm theo ớn lạnh, cảm giác mệt mỏi, đau đầu...

Ho-va-khan-tieng-la-nhung-dau-hieu-ban-dau-cua-viem-thanh-quan-cap

Ho và khàn tiếng là những dấu hiệu ban đầu của viêm thanh quản cấp

Bên cạnh các dấu hiệu trên, viêm thanh quản cấp có thể tiến triển nặng thành một số thể bệnh thường xuất hiện ở người lớn như sau:

  • Thể xuất tiết: Triệu chứng điển hình của viêm thanh quản cấp thể xuất tiết là các điểm xuất huyết dưới niêm mạc. 
  • Thể phù nề: Tình trạng xuất tiết chuyển biến nặng thành thể phù nề. Lúc này, triệu chứng viêm thanh quản cấp sẽ có thêm các dấu hiệu nuốt đau, khàn tiếng, đôi khi khó thở.
  • Thể loét: Vùng thanh quản xuất hiện các vết loét không sâu, phần rìa đỏ khiến phần sụn bị tổn thương nặng.
  • Thể viêm tấy: Bên cạnh các dấu hiệu viêm nhiễm, người bệnh còn có các triệu chứng rõ rệt như đau họng, nuốt khó, giọng khàn đặc hoặc mất tiếng. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng như sốt cao, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt,... Đồng thời, viêm thanh quản cấp thể viêm tấy còn để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.
  • Thể hoại tử: Thanh quản cùng màng sụn viêm nhiễm nặng và bị hoại tử. Các mô xung quanh viêm tấy hoặc sưng mủ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp là gì?

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp chủ yếu là do các loại virus và vi khuẩn có sẵn trong không khí. Những tác nhân thường gặp nhất là:

  • Virus: Influenza (cúm), Adenovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV),... 
  • Vi khuẩn: S.pneumoniae (phế cầu), Hemophilus influenzae, trực khuẩn (ít gặp),...

Bên cạnh đó, một số yếu tố thuận lợi khác cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản, bao gồm:

  • Thời tiết lạnh: Nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong thời tiết lạnh, khô chính là điều kiện để vi khuẩn hay virus sinh trưởng và gây bệnh.
  • Môi trường: Khói bụi, hóa chất,... là tác nhân khiến cho hệ thống hô hấp bị tổn thương. Trong thời gian dài có thể gây nên viêm thanh quản cấp tính.
  • Lạm dụng giọng nói: Nói to, hát cao quá nhiều tạo áp lực lớn và khiến dây thanh bị căng thẳng, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về thanh quản.
  • Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia,... gây kích ứng niêm mạc họng, thanh quản dẫn đến viêm.
  • Đang mắc các bệnh lý như trào ngược axit dạ dày (GERD), viêm nhiễm đường hô hấp (viêm xoang, viêm phế quản,...),…
  • Dị ứng: Thức ăn, hóa chất, lông thú cưng, nước hoa...

Nhung-yeu-to-gay-viem-thanh-quan-pho-bien

Những yếu tố gây viêm thanh quản phổ biến

Một số phương pháp điều trị viêm thanh quản cấp phổ biến

Các dấu hiệu ban đầu của viêm thanh quản cấp thường chỉ biểu hiện với mức độ nhẹ, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, viêm rất dễ chuyển thành mạn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói. Vì vậy, bạn nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp điều trị như sau:

Sử dụng thuốc tây giảm triệu chứng

Điều trị viêm thanh quản cấp bằng thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng, tức chống viêm, giảm đau. Cụ thể:

  • Kháng sinh: Amoxicillin, cefuroxim, cephalexin, azithromycin, clarithromycin,... Chỉ sử dụng khi viêm thanh quản do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm do virus.
  • Kháng viêm: Prednisolon, alphachymotrypsin, lysozyme, dexamethasone,...
  • Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, aspirin, dịch truyền (theo chỉ định của bác sĩ),...
  • Điều trị tại chỗ: Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, giảm viêm tại chỗ (BBM), dùng khí dung, bơm hỗn dịch kháng viêm như hydrocortison, dexamethason, alphachymotrypsin, gentamycin
  • Hỗ trợ miễn dịch: Vitamin C, kẽm, sắt,....

Viec-su-dung-thuoc-dieu-tri-viem-thanh-quan-cap-can-tuan-thu-dung-theo-chi-dinh-cua-bac-si

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm thanh quản cấp cần tuân thủ đúng theo chỉ đình của bác sĩ

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều công thức từ thảo dược trong tự nhiên giúp chữa viêm thanh quản cấp. Một số cách bạn có thể thử là:

  • Lá xương sông: Sau khi sơ chế, bạn đập nhẹ rồi ngâm lá xương sông với giấm. Khi bị viêm thanh quản, bạn chỉ cần ngậm lá này trong miệng và nuốt từ từ.
  • Giá đỗ: Dùng một lượng giá đỗ vừa đủ đem luộc sơ với nước sôi và để nguội. Sau đó, bạn chắt lấy nước và uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu như đau họng, khàn tiếng,...
  • Khế chua: Rửa sạch và cắt khế thành những miếng nhỏ, lăn qua với đường rồi cho vào hũ đậy kín và để ở nơi thoáng mát trong khoảng 3 tiếng. Sau đó chỉ cần ngậm khế trong miệng hoặc pha với nước uống hàng ngày.
  • Mật ong: Hòa tan 1 - 2 muỗng mật ong với nước nóng, thêm một ít nước cốt chanh, vậy là bạn đã có ngay một thức uống vừa ngon miệng, vừa giúp cổ họng dễ chịu hơn.
  • Tỏi: Bạn có thể áp dụng nhiều công thức với tỏi để làm giảm các triệu chứng viêm thanh quản cấp như dùng tỏi ngâm mật ong, tỏi nướng nghiền hòa nước ấm,... hoặc đơn giản là thêm tỏi trong các món ăn hàng ngày.

Dùng sản phẩm thảo dược cải thiện sức khỏe

Mặc dù các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm thanh quản cấp rất tốt, nhưng lại mất nhiều thời gian tìm nguyên liệu và chế biến, không phù hợp với những người thường xuyên bận rộn. Nhận thấy những hạn chế này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một sản phẩm hỗ trợ cải thiện viêm thanh quản hiệu quả, tiện lợi dưới dạng viên nén tiện dùng. Những thảo dược thiên nhiên có trong sản phẩm gồm:

  • Rẻ quạt: Thảo dược này có thành phần giàu chất chống oxy hóa như isoflavonoid, flavonoid và iridal-triterpenoid, giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm các triệu chứng của viêm thanh quản cấp.
  • Bán biên liên: Hỗ trợ bảo vệ cơ thể, rất giàu lobelin và các acid amin có lợi cho sức đề kháng. 
  • Cây sói rừng: Tăng cường miễn dịch và có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Giúp ngăn chặn sự sinh trưởng và tiến triển của bệnh viêm thanh quản cấp.
  • Bồ công anh: Chứa các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa sự gây hại của các tác nhân gây bệnh.

San-pham-thao-duoc-la-lua-chon-hoan-hao-cho-nguoi-benh-bi-viem-thanh-quan-cap

Sản phẩm thảo dược là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh bị viêm thanh quản cấp

Chế độ chăm sóc bệnh viêm thanh quản cấp

Bên cạnh việc áp dụng biện pháp điều trị thích hợp, chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện viêm thanh quản nhanh và hiệu quả hơn. Theo đó, bạn cần lưu ý một vài yếu tố dưới đây:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường nhiều loại rau củ và trái cây trong mỗi bữa ăn.
  • Uống nhiều nước ấm, tránh xa bia rượu và nước ngọt có gas.
  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ họng miệng với nước muối ấm. 
  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
  • Hạn chế nói chuyện, không nói thầm hay hắng giọng. Hãy để cho thanh quản của bạn có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục.

Qua những thông tin hữu ích trên, mong rằng bạn đọc đã giải đáp được những thắc mắc của mình về bệnh viêm thanh quản cấp và tìm ra biện pháp phù hợp để áp dụng. Nếu bạn còn những thắc mắc liên quan cần được giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới để được chuyên viên tư vấn nhé.