Viêm thanh quản mãn tính là bệnh lý không có quá nhiều triệu chứng đặc hiệu, ngoại trừ tình trạng khàn tiếng kéo dài. Nhưng nếu không điều trị triệt để, dây thanh quản có thể bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến quá sản, loạn sản hoặc teo niêm mạc thanh quản.

Vậy, viêm thanh quản mãn tính là gì? Những thông tin nào bạn cần nắm rõ liên quan đến viêm thanh quản mãn tính để điều trị hiệu quả? Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau!

Bệnh viêm thanh quản mãn tính là gì?

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng niêm mạc thanh quản bị viêm nhiều lần và kéo dài từ 3 tuần trở lên. Đây là một rối loạn dai dẳng, gây ra khàn giọng kéo dài và những thay đổi khác về giọng nói.

Có nhiều loại viêm thanh quản mãn tính khác nhau với các triệu chứng riêng biệt. Cụ thể:

Viêm thanh quản mạn tính xuất tiết

Bệnh thông thường là hậu quả của viêm thanh quản cấp tính tái diễn nhiều lần, sau mỗi một đợt tái phát viêm cấp tính thì triệu chứng khản tiếng sẽ nặng hơn.

Triệu chứng cơ năng:

Tiếng nói không vang, bệnh nhân phải gắng sức mới nói to được và chóng mệt về sau; Tiếng nói rè và khản, phải đằng hắng buổi sáng do tiết nhầy ở thanh quản nhiều, ngoài ra người mắc hay có cảm giác ngứa, khô rát trong thanh quản.

Triệu chứng thực thể:

- Dịch nhầy hay đọng ở điểm cố định, lúc bệnh nhân ho thì dịch sẽ long ra và tiếng nói tạm thời trong trở lại.

- Dây thanh bị xung huyết ở mức độ nặng, có hiện tượng quá sản, niêm mạc mất bóng.

- Các cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.

Tiến triển:

Bệnh kéo dài rất lâu, lúc tăng, lúc giảm nhưng không nguy hiểm.

Viem-thanh-quan-man-tinh-lam-tieng-noi-re-va-khan-co-cam-giac-ngua-o-co-hong

Viêm thanh quản mạn tính làm tiếng nói rè và khản, có cảm giác ngứa ở cổ họng

Viêm thanh quản quá phát

Viêm thanh quản quá phát mà dân gian hay gọi là dày da voi là do sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

Triệu chứng cơ năng giống như viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thông thường bao gồm: Khản tiếng, đằng hắng, rát họng khi nói nhiều.

Triệu chứng thực thể khi soi thanh quản thấy:

- Viêm thanh quản dày lan toả: Thanh quản bị quá phát toàn bộ, sưng đỏ.

- Viêm thanh quản dày từng khoảng: Trên dây thanh có những nốt sần đỏ, bờ dây thanh biến thành đường ngoằn ngoèo (gặp ở bệnh hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh).

Viêm thanh quản nghề nghiệp

Những người sống bằng nghề phải nói nhiều như: Ca sĩ, giáo viên, luật sư... thường bị viêm thanh quản nghề nghiệp do làm việc quá độ hoặc nói to suốt ngày. Bệnh ở giai đoạn đầu làm người mắc không nói to được nhưng họ lại cố gắng hết sức để nói nên bị lạc giọng. Soi thanh quản thấy xung huyết, về sau bệnh diễn biến theo một trong hai thể sau:

- Viêm thanh quản mạn tính quá phát.

- Viêm thanh quản hạt: U xơ nhỏ mọc ở bờ tự do của dây thanh (hạt xơ dây thanh).

Giao-vien-la-doi-tuong-de-mac-viem-thanh-quan-nghe-nghiep.webp

Giáo viên là đối tượng dễ mắc viêm thanh quản nghề nghiệp

Bạch sản thanh quản hay papilloma

Biểu hiện chủ yếu của bệnh là sự quá sản của các gai nhú được lớp niêm mạc sừng hoá che phủ. Soi thanh quản thấy dây thanh một bên hoặc cả 2 bên có phủ lớp trắng như vôi hoặc lớp gai lổn nhổn ngắn và trắng. Bệnh này có khả năng ung thư hoá cao.

Viêm thanh quản teo

Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

Triệu chứng: Bệnh nhân có cảm giác khô rát họng, khản tiếng tăng vào buổi sáng, thỉnh thoảng có ho, khạc ra đờm vàng, xanh, hơi thở có mùi hôi, niêm mạc thanh quản đỏ, khô, có nếp nhăn tiết nhầy đọng ở mép liên phễu, dây thanh rung động kém. Bệnh diễn biến từng đợt, ở phụ nữ sẽ giảm nhẹ trong thời kỳ thai nghén.

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm thanh quản mãn tính? 

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mãn tính thường do thanh quản và dây thanh âm bị kích thích trong thời gian dài. Theo đó, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thanh quản mãn tính là:

  • Lạm dụng giọng nói: Nói quá nhiều hoặc quá to có thể làm dây thanh quản bị căng cứng liên tục, không có thời gian để phục hồi. Tình trạng này thường gặp ở những người hay phải sử dụng giọng nói như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên...
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây kích ứng thanh quản, gây sưng và viêm làm dày dây thanh. Điều này có thể khiến giảm chất lượng giọng nói.
  • Uống nhiều rượu: Rượu gây ra kích ứng hóa học đối với thanh quản, tạo ra những thay đổi bất thường trong giọng nói.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi dịch axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản và cổ họng, nó sẽ gây kích ứng thanh quản. Khàn giọng dễ nhận thấy nhất vào buổi sáng, đi kèm với các triệu chứng ở mũi và cổ họng, chẳng hạn như: Khó nuốt, ho khan....
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng thanh quản: Hít phải các tác nhân trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa… trong thời gian dài có thể gây kích ứng niêm mạc họng, mũi và thanh quản. Đây chính là một nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính và các vấn đề hô hấp khác.
  • Viêm thanh quản mãn tính có thể do viêm xoang mãn tính hoặc chảy dịch mũi sau gây ra.

Trong một số trường hợp, viêm thanh quản có thể vô căn, không rõ nguyên nhân.

Khoi-thuoc-la-gay-kich-ung-thanh-quan-va-hau-hong

Khói thuốc lá gây kích ứng thanh quản và hầu họng

Triệu chứng viêm thanh quản mãn tính có điểm gì đặc trưng?

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm thanh quản mãn tính là khàn giọng kéo dài mà không thể tự khỏi. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mãn tính, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau họng, ngứa rát cổ họng, khô họng.
  • Ho khan dai dẳng.
  • Có đờm trong cổ họng.
  • Khó nuốt, cảm thấy có khối u trong họng nên muốn hắng giọng để loại bỏ dị vật ra ngoài.
  • Sốt từ nhẹ đến vừa.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản mãn tính không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng những hệ lụy mà nó đem lại rất lớn. Với bệnh này, các triệu chứng như khàn tiếng, ho, đau họng sẽ kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, nhất là những người hay phải nói nhiều.

Cũng bởi khàn giọng kéo dài nên dây thanh quản bị tổn thương nặng nề, tăng nhạy cảm với các kích thích từ môi trường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển các tổn thương thực thể tại dây thanh như hạt xơ, polyp, u nang...

Thêm nữa, bệnh nhân mắc viêm thanh quản mãn tính còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản. Khi đó, giọng nói của người bệnh có thể mất đi vĩnh viễn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Viem-thanh-quan-man-tinh-khong-duoc-dieu-tri-co-the-lam-thay-doi-giong-noi-vinh-vien

Viêm thanh quản mãn tính không được điều trị có thể làm thay đổi giọng nói vĩnh viễn

Điều trị viêm thanh quản mãn tính như thế nào?

Viêm thanh quản mãn tính thường được điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề. Theo đó, có một số lựa chọn trong điều trị viêm thanh quản mãn tính, bao gồm:

Thay đổi lối sống

Việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ đáng kể vào quá trình điều trị viêm thanh quản ở bất kỳ giai đoạn nào, giúp phòng tránh bệnh tái phát. Cụ thể:

Chế độ sinh hoạt:

  • Cho giọng nói nghỉ ngơi để thanh quản và dây thanh âm có thời gian lành lại. Tránh nói chuyện, hát hoặc sử dụng giọng nói không cần thiết.
  • Súc họng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên để giảm viêm nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi có thể gây kích ứng cho cổ họng.

Chế độ ăn uống:

  • Nên uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, cung cấp độ ẩm cho khoang miệng, giảm kích ứng họng và thanh quản.
  • Sử dụng các thực phẩm chống viêm như gừng, tỏi, nghệ sẽ giúp giảm ho và chống lại nhiễm trùng.
  • Không uống rượu bia hoặc dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… vì chúng chính là những tác nhân làm dây thanh âm bị kích thích.
  • Giữ ấm cho cổ họng bằng cách sử dụng các loại viên ngậm.

Chế độ luyện tập: Làm việc với các huấn luyện viên giọng nói hoặc chuyên gia ngôn ngữ để trị liệu giọng nói. Liệu pháp này sẽ giúp bạn phát âm một cách dễ dàng mà không làm tổn hại đến dây thanh quản.

Dùng thuốc chữa viêm thanh quản

Điều trị viêm thanh quản mãn tính bằng thuốc chủ yếu sẽ dựa trên nguyên nhân cơ bản ở mỗi người. Bác sĩ có thể kê thuốc chống dị ứng, thuốc giảm đau hoặc chống viêm để giảm triệu chứng viêm, sưng nề ở họng và thanh quản. Nếu bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống kết hợp sử dụng các thuốc giảm tiết axit.

Trong trường hợp viêm thanh quản mãn tính dẫn đến polyp dây thanh hay bị liệt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu chúng gây ra các rối loạn chức năng dây thanh đáng kể.

Tuy-vao-nguyen-nhan-gay-viem-thanh-quan-ma-nguoi-benh-duoc-chi-dinh-dung-cac-thuoc-khac-nhau

Tùy vào nguyên nhân gây viêm thanh quản mà người bệnh được chỉ định dùng các thuốc khác nhau

Bổ sung sản phẩm cải thiện viêm thanh quản mãn tính từ thảo dược

Ngoài việc thay đổi lối sống, dùng thuốc theo chỉ định, thì việc kết hợp các giải pháp hỗ trợ cải thiện viêm thanh quản nguồn gốc thảo dược như sản phẩm chứa thành phần chính từ rẻ quạt là cách hiệu quả để nâng cao hiệu quả điều trị, phòng tránh bệnh tái phát.

Nhiều bằng chứng cho thấy, các hoạt chất tự nhiên có trong rẻ quạt có tác dụng kháng lại một số chủng vi khuẩn gây ra các bệnh ở đường hô hấp như tụ cầu, phế cầu… Với bệnh viêm thanh quản, rẻ quạt không chỉ giúp chống viêm, kháng khuẩn, mà còn làm giảm triệu chứng đau họng, khàn tiếng hiệu quả.

Hiện nay, rẻ quạt được chiết xuất theo phương pháp hiện đại và kết hợp nhiều thảo dược quý khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng dưới dạng viên nén tiện dùng cho người bệnh.

Viêm thanh quản mãn tính khó chữa trị triệt để nhưng những phương pháp kể trên hoàn toàn có thể giúp bạn giảm triệu chứng và hạn chế tái phát. Hãy xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn và điều chỉnh lại để giữ gìn sự trong sáng của giọng nói, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.