Viêm thanh quản là một trong những chứng bệnh về thời tiết mà hầu như ai cũng từng một lần mắc phải. Vậy những đối tượng nào là dễ mắc bệnh viêm thanh quản? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người và để giải đáp câu hỏi trên xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của chúng tôi.

Viêm thanh quản, bất cứ lúc nào cũng có thể mắc

Thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Chính vì thế, nên vào những thời điểm nhạy cảm này chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan hay bệnh viêm thanh quản. Những thay đổi đột ngột của thời tiết như: Chuyển từ lạnh sang nóng, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc những thời điểm giao mùa là nguy cơ mắc bệnh cao.

Vào mùa hè, khi thời tiết trở nên oi bức và cơ thể cần rất nhiều nước để bài tiết ra bên ngoài vì bị toát mồ hôi nhiều. Và nhất là vào những khung giờ nắng nóng khoảng từ 12h–15h thì tình trạng mất nước trong cơ thể do đổ mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và theo phản xạ nhu cầu chúng ta rất hay uống nước lạnh vào những lúc nóng bức. Khi thân nhiệt đang nóng, nhất là vùng họng, thanh quản mà chúng ta sử dụng nước lạnh là không nên, điều đó sẽ làm mất cân bằng thân nhiệt và tác động trực tiếp đến niêm mạc thanh quản gây co mạch đột ngột và sưng tấy dây thanh. Vì vậy, vào mùa hè và nhất là những lúc vừa đi ngoài trời nắng to về dù có khát đến mấy các bạn cũng cố gắng uống nước lọc không lạnh hoặc nếu muốn uống nước mát thì nên ngồi nghỉ một lát cho thân nhiệt trở lại bình thường rồi mới uống. Và tuyệt đối không nên uống nước quá lạnh như nước đá.

Vùng họng - thanh quản là bộ phận trung gian ngăn cách cơ thể với môi trường bên ngoài, vừa hấp thụ thân nhiệt lại vừa phải che chắn, cản trở những tác nhân gây hại từ môi trường ngoài vào trong cơ thể. Vì thế, vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm mạnh. Không khí có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho hàng nghìn loại vi khuẩn sinh sôi trong không khí và chỉ cần chúng ta hít phải rất dễ mắc bệnh. Hơn nữa, vào mùa lạnh thường kèm theo gió rét và đi cùng nó là rất nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm thổi đi khắp nơi. Vì vậy, để phòng bệnh viêm thanh quản vào mùa lạnh khi đi ra đường chúng ta nên đeo khẩu trang, vừa bảo vệ đường hô hấp khỏi những bụi bẩn của không khí và vừa có tác dụng giữ ấm cho cơ thể rất tốt.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm thanh quản?

Hầu hết ai cũng đã từng bị viêm thanh quản ít nhất là một lần, thậm chí có những người còn bị rất nhiều lần và thường xuyên. Vậy những nhóm đối tượng nào hay bị và thường xuyên bị viêm thanh quản?

Trẻ em là nhóm đối tượng mà cơ thể đang trong quá trình phát triển và sức đề kháng còn yếu nên rất nhạy cảm với bất kỳ tác nhân nào từ môi trường sống xung quanh, nhất là các yếu tố môi trường và thời tiết.

Những người có cơ địa kém, sức đề kháng yếu thì vi khuẩn, virus rất dễ thâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh ở đường hô hấp trên trong đó có viêm thanh quản. Và những người mắc các bệnh về tai, mũi cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Vì tai, mũi và họng thông với nhau qua các ống dẫn khí nối tiền ba bộ phận nên vi khuẩn hay viêm nhiễm cũng qua đó mà lây lan gây bệnh ở những bộ phận xung quanh.

Bệnh đặc biệt xuất hiện ở những người có công việc phải nói, hát nhiều và to, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Phòng ngừa viêm thanh quản cho mọi đối tượng

Từ xa xưa, Đông y thường lựa chọn 4 thảo dược sau để đẩy lùi nguy cơ viêm thanh quản:

- Xạ can (rẻ quạt): Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.

- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.

- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.

- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không có cơ hội tái phát.

Có mặt trên thị trường gần 10 năm nay, sản phẩm thảo dược được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, sưng đau họng do thanh quản. Sản phẩm được khuyên dùng lâu dài theo liệu trình từ 3 đến 6 tháng để phát huy tối đa tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.