Viêm amidan quá phát là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này là kết quả của các đợt viêm cấp tính do không được điều trị dứt điểm dẫn đến mạn tính và quá phát. Ngoài gây đau nhức khó chịu, viêm amidan quá phát còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm mũi xoang…

Vì vậy, bạn cần hiểu rõ viêm amidan quá phát để có thể hạn chế được các biến chứng này!

Bệnh viêm amidan quá phát là gì?

Viêm amidan quá phát là hiện tượng amidan bị viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Điều này làm kích thước amidan to hơn nhiều lần so với cấu trúc cơ bản. Tình trạng quá phát có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 khối amidan khi bị viêm nên được gọi là viêm amidan quá phát 1 bên hoặc 2 bên.

Viêm amidan được chia làm 4 cấp độ với các đặc điểm riêng biệt, cụ thể:

Viêm amidan quá phát độ 1: Khi mới bị quá phát, amidan thường to tròn và cuống gọn. Lúc này, chiều ngang của amidan nhỏ, diện tích chiếm chưa tới 1/4 khoảng cách chân trụ trước amidan.

Viêm amidan quá phát độ 2: Ở giai đoạn này, amidan cũng có kích thước và hình dạng to tròn như cấp độ 1. Tuy nhiên, chiều ngang của amidan bị thu hẹp lại, nhỏ hơn ⅓ so với khoảng cách chân trụ trước của amidan. 

Viêm amidan quá phát độ 3: Đây là cấp độ nặng của viêm amidan quá phát. Khi đó, amidan có chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng ½ khoảng cách chân trụ trước.

Viêm amidan quá phát độ 4: Tình trạng này còn gọi là thể xơ chìm và phổ biến hơn ở người lớn. Đặc điểm của amidan lúc này là vết viêm gồ, nhô lên trên bề mặt, amidan có màu đỏ sẫm, trụ sau dày.

Amidan-sung-to-va-do-kich-thuoc-lon-hon-nhieu-so-voi-cau-tao-ban-dau-do-bi-qua-phat

Amidan sưng to và đỏ, kích thước lớn hơn nhiều so với cấu tạo ban đầu do bị quá phát

Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát là gì?

Nguyên nhân chính dẫn tới viêm amidan quá phát là viêm amidan mạn tính.  Viêm amidan mạn tính là do điều trị không hết ở giai đoạn cấp, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn lưu trú trong amidan và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Sau một thời gian, viêm amidan mạn tính sẽ chuyển thành thể quá phát. Đặc điểm dễ nhận thấy ở giai đoạn này là bệnh thường xuyên tái phát, nhiều hơn 4 lần mỗi năm.

Bên cạnh sự tấn công liên tiếp của virus, vi khuẩn, một vài yếu tố nguy cơ cũng có thể dẫn đến viêm amidan quá phát, bao gồm:

Cấu tạo amidan: Cấu trúc của amidan có nhiều khe, hốc, trong quá trình ăn uống, thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ lại. Nếu không vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đây chính là nơi lưu trú và phát triển của vi khuẩn gây ra viêm nhiễm kéo dài.

Thời tiết thay đổi đột ngột: Cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết có thể làm amidan bị tổn thương dẫn tới viêm nhiễm.

Sức đề kháng kém: Amidan là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, giúp vây bắt và ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Khi sức đề kháng kém, amidan sẽ không thể chống lại được các tác nhân có hại, từ đó dẫn đến viêm.

>>> XEM THÊM: Viêm amidan hốc mủ - Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

Triệu chứng viêm amidan quá phát 

Triệu chứng viêm amidan quá phát rõ ràng nhất là khối amidan sưng to như hai hạt hạnh nhân ở 2 bên thành họng. Trụ trước của amidan tấy đỏ và phồng lên gây đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, viêm amidan quá phát cũng có các triệu chứng đặc trưng khác, cụ thể:

- Đau rát họng: Khi bị viêm amidan quá phát, niêm mạc họng sẽ bị kích thích gây ra cảm giác đau rát khó chịu, giống như có vật gì đó ở bên trong.

- Hôi miệng: Viêm nhiễm kéo dài do vi khuẩn và dịch nhầy bám ở các khe, hốc khiến hơi thở có mùi hôi.

- Ho: Có thể ho khan hoặc kèm theo đờm, khi khạc ra có những hạt nhỏ màu trắng rất hôi. Ho thường nhiều hơn về tối và ban đêm.

- Khàn giọng: Amidan sưng tấy có thể cản trở luồng khí đi qua thanh quản, ảnh hưởng đến chất lượng giọng nói và gây khó phát âm.

- Sốt: Quá phát amidan khiến người bệnh cảm thấy ngây ngấy sốt, thậm chí sốt cao.

Đối với trẻ em, viêm amidan quá phát còn bít tắc đường thở gây ra hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Cũng bởi amidan quá to nên trẻ khó ăn vì nuốt đau, cơ thể mệt mỏi, chậm phát triển thể chất.

Viem-amidan-qua-phat-gay-bit-tac-duong-tho-dan-den-ngu-ngay-o-tre

Viêm amidan quá phát gây bít tắc đường thở dẫn đến ngủ ngáy ở trẻ

Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không?

Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp-xe amidan là biến chứng thường gặp nhất của viêm amidan nói chung. Amidan sưng tấy chèn ép vào thành họng gây đau rát, cơn đau có thể lan đến tai, đi kèm với sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
  • Biến chứng lân cận: Virus, vi khuẩn có thể lan sang những bộ phận lân cận với amidan như tai mũi họng gây ra các bệnh lý: Viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh – phế quản…
  • Biến chứng toàn thân: Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm amidan nặng có thể dẫn tới biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm cơ tim,…

Viêm amidan quá phát được điều trị như thế nào?

Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị viêm amidan nói chung là ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và giảm đau đớn cho người bệnh.

Một số cách chữa viêm amidan quá phát tại nhà

Ăn uống khoa học kết hợp với các biện pháp chăm sóc phù hợp có thể giúp bạn cải thiện được những triệu chứng khó chịu do viêm amidan quá phát gây ra, cụ thể:

- Uống nhiều nước giúp niêm mạc họng luôn ẩm, giảm kích ứng cho cổ họng. Tuy nhiên, bạn nên tránh các đồ uống lạnh, rượu bia hay caffeine bởi chúng sẽ làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

- Súc họng thường xuyên, vệ sinh răng miệng sau khi ăn để giảm bớt viêm nhiễm, cải thiện hơi thở có mùi.

- Sử dụng các mẹo dân gian như uống nước rau diếp cá, ăn quất hấp mật ong…

- Dùng thảo dược rẻ quạt: Rẻ quạt đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid… có trong rẻ quạt có tác dụng tương tự kháng sinh thực vật không chỉ giúp giảm nhanh đau họng, khàn tiếng, mà còn tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, phòng tránh viêm amidan tái phát.

Điều trị viêm amidan quá phát bằng thuốc

Các thuốc thường dùng trong điều trị viêm amidan quá phát chủ yếu là nhóm giảm đau, chống viêm, giảm phù nề… Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A. Ngoài ra, thuốc corticosteroid toàn thân cũng được phối hợp khi có viêm nhiễm nặng.

Dieu-tri-viem-amidan-bang-cac-thuoc-chong-viem-giam-phu-ne

Điều trị viêm amidan bằng các thuốc chống viêm, giảm phù nề

>>> XEM THÊM: Cách chữa viêm amidan giảm ngay đau đớn, không lo tái phát

Viêm amidan quá phát có nên cắt không?

Trong trường hợp ổ viêm tại amidan quá lớn, gây cản trở hô hấp và không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên cắt amidan, bởi đây là tổ chức quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo khuyến cáo, chỉ nên cắt amidan cho những đối tượng sau:

  • Viêm amidan tái diễn nhiều lần với tần suất: 7 lần/ năm hoặc 5 lần/ năm trong 2 năm liên tiếp hoặc trong 3 năm liên tục.  
  • Viêm amidan gây các biến chứng nghiêm trọng và khó quản lý như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Amidan phì đại và sưng to quá mức gây tắc nghẽn đường thở, ăn uống khó khăn và không đáp ứng với thuốc.

Lưu ý, sau khi cắt amidan, người bệnh cần kiêng khem và có những biện pháp chăm sóc phù hợp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì phẫu thuật mới thực sự hiệu quả.

Viêm amidan quá phát là gì đã được làm rõ với những thông tin cụ thể có trong bài viết. Điều trị viêm amidan sớm sẽ giúp bạn hạn chế sự tái phát của bệnh và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Hãy để lại câu hỏi cho chuyên gia nếu có bất kỳ điều gì còn thắc mắc. 

Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/tonsillar-hypertrophy

https://www.webmd.com/oral-health/what-is-tonsillar-hypertrophy 

https://www.healthline.com/health/swollen-tonsils