Viêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Vậy nên, mức độ viêm nhiễm ở amidan cũng nghiêm trọng và nặng nề hơn. Trong trường hợp viêm amidan tái diễn nhiều lần trong năm, có thể buộc phải can thiệp phẫu thuật. Do đó, chủ động điều trị viêm amidan ngay từ ban đầu không chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu, mà còn tránh được nguy cơ phải cắt bỏ amidan.

Viêm amidan mạn tính là gì và dấu hiệu nhận biết

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng amidan viêm thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần. Tùy theo mức độ viêm và phản ứng của cơ thể, amidan có thể phát triển to lên (hay còn gọi là viêm amidan mạn tính quá phát) thường gặp ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Hoặc viêm amidan mạn tính có thể teo nhỏ lại (còn gọi là viêm xơ teo).

Triệu chứng của viêm amidan mạn tính khá nghèo nàn và không quá khác so với giai đoạn cấp. Bệnh vẫn có những dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính (rét run, sốt nhẹ, đau họng, ho có đờm, khàn tiếng,...).

Bên cạnh đó, biểu hiện viêm amidan mạn tính còn có thêm những triệu chứng sau:

  • Thể trạng gầy yếu, da xanh xao, ngây ngấy sốt khi về chiều.
  • Cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi đau như có dị vật trong họng, đau lan lên vùng tai.
  • Hơi thở có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Thỉnh thoảng ho vài tiếng và khàn giọng. Trẻ em có thể bị thở khò khè, ngủ ngáy to.

hoi-mieng-la-dau-hieu-thuong-thay-cua-viem-amidan-man-tinh.webp

Hôi miệng là dấu hiệu thường thấy của viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân dẫn tới viêm amidan mạn tính

Tương tự như nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính, virus và vi khuẩn chính là thủ phạm của viêm amidan mạn tính. Bao gồm:

  • Vi khuẩn: Liên cầu beta tan huyết nhóm A, S.pneu hemophilus, xoắn khuẩn, tụ cầu, liên cầu, các chủng ái khí và yếm khí.
  • Cúm, sởi, ho gà,... là những virus thường xuyên gây viêm amidan.

Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi cũng làm tăng nguy cơ amidan bị nhiễm trùng như:

  • Thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi làm hệ miễn dịch suy giảm.
  • Ô nhiễm môi trường do bụi bẩn, khí thải, điều kiện sinh hoạt kém.
  • Người có cơ địa dễ dị ứng cộng thêm sức đề kháng yếu.
  • Người có sẵn các ổ viêm nhiễm trong miệng, họng như viêm V.A, viêm lợi, sâu răng, viêm xoang,...
  • Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe, hốc, ngách tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu và phát triển.

virus-cum-la-nguyen-nhan-gay-benh-viem-amidan-man-tinh-pho-bien.webp

Virus cúm là nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mạn tính phổ biến

Những cách điều trị viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính có thể điều trị bằng các biện pháp nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật. Các cách chữa viêm amidan hiện nay gồm:

Dùng thuốc giảm viêm amidan

Khi amidan bị viêm đến giai đoạn mạn tính, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, ngoài các thuốc kháng viêm, chống phù nề và thuốc giảm đau thông thường, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh để phòng tránh bội nhiễm.

  • Thuốc kháng sinh (phổ biến là nhóm beta lactam, macrolid,...) sử dụng trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển và loại bỏ các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol) được sử dụng cho trường hợp người bệnh viêm amidan kèm các triệu chứng sốt, đau rát họng, ớn lạnh,... nhằm hạ sốt và giảm đau rát họng.
  • Thuốc kháng viêm và chống phù nề (Alphachymotrypsin hoặc kháng viêm nhóm NSAIDs) được chỉ định khi amidan sưng to, phù nề. Mục đích là để giảm sưng và ngăn viêm amidan không diễn tiến nặng hơn.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Phẫu thuật cắt amidan khi chuyển sang giai đoạn mạn tính là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, cắt amidan chỉ nên thực hiện khi amidan thực sự trở thành một ổ viêm gây hại cho cơ thể.

Theo đó, amidan nên được cắt bỏ trong các trường hợp:

  • Viêm amidan tái đi tái lại, khoảng 5 - 6 lần trong năm.
  • Viêm amidan gây viêm tấy, áp-xe quanh amidan. Hoặc gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản,...
  • Viêm amidan mạn tính có thể dẫn tới các biến chứng xa như viêm màng tim trong, viêm khớp, viêm cầu thận, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm amidan gây khó thở, khó nuốt, thay đổi giọng nói,...

Ở thời điểm hiện tại, phương pháp cắt amidan phổ biến là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hãy lưỡng cực, dao siêu âm, cắt bằng Laser, Coblator,...

hinh-anh-minh-hoa-phau-thuat-cat-amidan-da-bi-viem-o-giai-doan-man-tinh.webp

Hình ảnh minh họa phẫu thuật cắt amidan đã bị viêm ở giai đoạn mạn tính

Sử dụng thảo dược rẻ quạt

Theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa gây viêm amidan và khiến bệnh dễ tái phát rồi chuyển thành mạn tính là do hệ miễn dịch suy giảm. Bởi đây chính là lúc thuận lợi nhất để virus và vi khuẩn tấn công. Do đó, bên cạnh các cách điều trị viêm amidan nêu trên, cần có giải pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân ngoại lai, chẳng hạn sử dụng thảo dược rẻ quạt.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thân và rễ rẻ quạt có chứa hoạt chất như glucozit iridin, irisfloretin, glucozit belamcandin,... hoạt động như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, tiêu sưng, tăng sức đề kháng cho amidan. Nhờ những công dụng tuyệt vời này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công viên uống thảo dược có thành phần chính từ rẻ quạt giúp làm giảm các triệu chứng như ho, đau họng, khàn tiếng… do viêm amidan mạn tính gây ra một cách hiệu quả, an toàn.

Để tăng cường tác dụng, viên uống còn được bổ sung các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh và sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, sản phẩm không chỉ giảm các triệu chứng khó chịu của viêm amidan trước mắt, mà còn nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90.8% người dùng cảm thấy hài lòng về công dụng của viên uống chứa thành phần chính từ rẻ quạt - một thảo dược quý, đặc biệt hữu hiệu với viêm amidan mạn tính.

re-quat-chua-nhieu-hoat-chat-tot-cho-amidan-dang-bi-viem.webp

Rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất tốt cho amidan đang bị viêm

Cần làm gì khi viêm amidan chuyển thành mạn tính?

Khi bị viêm amidan ở bất kỳ giai đoạn nào, người bệnh đều cần chú trọng vệ sinh các cơ quan hô hấp để loại bỏ virus, vi khuẩn gây hại kết hợp thay đổi lối sống. Điều này không chỉ giúp giảm cảm giác khó chịu mà còn phòng bệnh tái phát. Cụ thể:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để sát trùng và kháng khuẩn cho vùng amidan bị viêm.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để bổ sung chất nhầy cho cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để giảm bớt kích thích nếu môi trường quá khô.
  • Ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Nói không với rượu, bia, caffeine và các chất kích thích khác để không bị khô cổ họng.
  • Thường xuyên vận động, ít nhất 30 mỗi ngày nhằm cải thiện hệ tuần hoàn và tăng cường lưu thông máu.
  • Chú trọng vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác,... nhằm hạn chế tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh.

Viêm amidan mạn tính hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc và bảo vệ vùng họng thật kỹ. Ngoài ra, bạn nên sử dụng viên uống có thành phần chính từ rẻ quạt hàng ngày để làm dịu amidan, hỗ trợ giảm viêm, tiêu sưng và tăng cường đề kháng cho amidan từ bên trong. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất.