Viêm amidan hốc mủ gây ra nhiều cảm giác đau đớn, khó chịu, đi kèm với tình trạng hôi miệng khiến người bệnh mất tự tin. Không những thế, vi khuẩn gây viêm amidan nếu có điều kiện phát triển mạnh sẽ còn gây tổn thương đến những cơ quan khác. Để hỗ trợ giải quyết tình trạng này, hãy tham khảo ngay cách trị viêm amidan hốc mủ qua bài viết sau.

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm nhiễm tại vị trí amidan khẩu cái, nằm ở mỗi bên cổ họng. Chúng có nhiệm vụ tiết ra kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây hại từ môi trường, hạn chế tối đa các tổn thương cho cơ thể. Bởi nhiều yếu tố khác nhau, đôi khi hoạt động của amidan không đủ mạnh và chính nó cũng bị tấn công, dẫn đến tình trạng sưng viêm và tạo mủ.

Dựa theo các diễn biến lâm sàng, viêm amidan hốc mủ được chia thành hai loại:

  • Dạng cấp tính: Thường gặp ở trẻ từ 3 - 4 tuổi. Bắt đầu với cơn sốt đột ngột, đi kèm chán ăn, vẻ mặt mệt mỏi, nước tiểu ít và sẫm màu,.... Khi bệnh tiến triển hơn, bé sẽ hay quấy khóc khi ăn hoặc lúc phải nuốt vì đau, soi vào có thể thấy hai bên cổ họng sưng đỏ, có mủ amidan dạng chấm trắng hoặc dạng lớp trắng trên bề mặt hai bên thành họng.
  • Dạng mạn tính: Triệu chứng toàn thân hiếm gặp, nếu có cũng tương tự như viêm amidan cấp tính. Cảm giác nuốt vướng và cơn đau lan đến tai tăng rõ rệt. Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh sạch sẽ. Một số trường hợp gặp phải tình trạng ho, khó thở, ngủ ngáy,...

neu-khong-duoc-dieu-tri-hay-can-thiep-kip-thoi-viem-amidan-hoc-mu-co-the-tien-trien-va-keo-dai-dai-dang.webp

Nếu không được điều trị hay can thiệp kịp thời viêm amidan hốc mủ có thể tiến triển và kéo dài dai dẳng

Nguyên nhân nào gây ra viêm amidan hốc mủ?

Sự xâm nhập và gây hại của các loại vi khuẩn, virus chính là nguyên nhân gây ra viêm amidan có mủ. Những tác nhân phổ biến là: Liên cầu (Streptococcus), Adenovirus, hay Enterovirus. Ngoài ra, một số điều kiện thuận lợi khác cũng tạo cơ hội cho căn bệnh này xuất hiện, có thể kể đến như:

  • Sức đề kháng kém: Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm amidan hốc mủ nhất vì hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên hay gặp các bệnh nhiễm trùng hô hấp. 
  • Môi trường ô nhiễm: Thời tiết thay đổi thất thường, nơi sinh sống có nhiều khói bụi như gần nhà máy, công xưởng,... khiến hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến viêm amidan.
  • Vật dụng sinh hoạt: Những đồ dùng quen thuộc như khăn tay, chén, muỗng, đồ chơi cho trẻ,... nếu không chú ý vệ sinh kỹ sẽ tạo môi trường cho các loại vi khuẩn ký sinh, từ đó xâm nhập vào cơ thể.

Cách trị viêm amidan hốc mủ

Nếu bệnh nhân được can thiệp kịp thời và chăm sóc đúng cách, mủ amidan cùng các triệu chứng viêm nhiễm sẽ biến mất sau khoảng 3 - 4 ngày. Bạn có thể tham khảo một số cách trị viêm amidan hốc mủ như sau:

Sử dụng thuốc tây

Tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc cho người bị viêm amidan hốc mủ phù hợp. Nếu nguyên nhân đến từ virus, bệnh nhân không thể sử dụng kháng sinh mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp đơn thuần để làm giảm triệu chứng. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc hay dùng đơn thuốc của người khác khi bị viêm amidan nói chung nếu chưa được thăm khám kỹ càng.

Theo đó, những thuốc thường dùng cho người bị viêm amidan hốc mủ là các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… Ngoài ra, một số thuốc chống viêm như alphachymotrypsin, men tiêu viêm cũng sẽ được kết hợp để giảm sưng, phù nề.

dieu-tri-viem-amidan-hoc-mu-bang-thuoc-tay-can-tuan-theo-chi-dinh-cua-bac-si-de-dam-bao-hieu-qua-va-han-che-tac-dung-phu.webp

Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc tây cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ

Bài thuốc từ thiên nhiên

Ngoài thuốc tây, một số công thức từ dân gian cũng sẽ giúp làm dịu những cơn đau và cảm giác khó chịu do viêm amidan hốc mủ gây ra. Bạn có thể tự mình chuẩn bị các nguyên liệu và chế biến tại nhà theo một số gợi ý sau:

  • Muối: Súc miệng với nước muối 2 - 3 lần/ngày có tác dụng làm sạch vùng cổ họng, kháng khuẩn và ngăn chặn sự sinh sôi của tác nhân gây bệnh.
  • Trà hoa cúc: Dùng hoa cúc sấy khô nấu cùng với nước lọc đến khi sôi. Chắt lấy phần nước trà ra tách chờ nguội bớt. Sau đó cho vài muỗng đường hoặc mật ong khuấy tan rồi dùng ngay.
  • Rau húng: Sau khi sơ chế sạch, bạn băm nhỏ rau húng cho vào ly. Pha nước sôi vào, chờ ngấm và chắt lấy nước. Có thể thêm vài muỗng đường sẽ dễ uống hơn.
  • Chanh: Bạn lấy 1 một cốc nước ấm, thêm 1 - 2 muỗng mật ong cùng ít nước cốt chanh. Uống nước chanh ấm mỗi ngày, các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ sẽ dần cải thiện.
  • Diếp cá: Lá diếp cá mua về sơ chế sạch với nước muối loãng. Sau đó giã nát, nấu cùng với nước cho đến khi sôi thì chắt lấy nước ra cốc, để nguội bớt và uống lúc còn nóng.

su-dung-cac-cong-thuc-tu-thao-duoc-thien-nhien-giup-giam-dau-do-viem-amidan-gay-ra.webp

Sử dụng các công thức từ thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau do viêm amidan gây ra

Một số biện pháp phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan hốc mủ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc nên việc phòng tránh hết sức cần thiết. Theo đó, bạn nên:

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Luôn chú ý cân bằng đầy đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng hàng ngày. Đặc biệt, bạn nên tăng cường rau củ và trái cây để củng cố hệ miễn dịch luôn hoạt động hiệu quả.
  • Đảm bảo cơ thể luôn ấm: Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là trong thời điểm giao mùa giúp hạn chế mắc các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
  • Uống đủ nước: Bạn nên uống nước ấm mỗi ngày sẽ giúp làm ẩm và dịu vùng cổ họng.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện bất thường như ho, hắt hơi nhiều lần,...
  • Giữ vệ sinh: Rửa tay với dung dịch sát khuẩn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc nước muối loãng hai lần/ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín. Hoặc nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào (như đã nói trên), hãy đi thăm khám trong thời gian sớm nhất.

de-ngan-ngua-viem-amidan-hoc-mu-can-xay-dung-mot-loi-song-khoa-hoc.webp

Để ngăn ngừa viêm amidan hốc mủ cần xây dựng một lối sống khoa học

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược để cải thiện và phòng tránh viêm amidan hốc mủ tốt hơn. Những thảo dược như: Rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên và sói rừng từ xưa đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị các bệnh về họng, viêm amidan. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh, những thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt. Các hoạt chất kháng khuẩn như flavonoid, isoflavonoid,... và những chất chống oxy hóa có trong thành phần của sản phẩm vừa giúp cải thiện triệu chứng viêm amidan, vừa tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tế bào bị tổn thương, từ đó giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, sản phẩm chứa 4 thảo dược trên được 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả giảm ho, đau họng, khản tiếng... Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và sử dụng để giảm bớt những khó chịu do viêm amidan hốc mủ gây ra.

Qua một số thông tin chia sẻ trên đây, mong rằng quý độc giả đã hiểu hơn về bệnh viêm amidan hốc mủ và cách để hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan, xin vui lòng để lại câu hỏi và số điện thoại vào phần bình luận phía dưới, chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn!