Cập nhật phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ là yếu tố quan trọng giúp bạn đẩy lùi bệnh hiệu quả, an toàn. Thực tế cho thấy, viêm amidan hốc mủ rất dễ tái phát với các triệu chứng dai dẳng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy nên, khắc phục viêm amidan hốc mủ càng sớm, bạn sẽ hạn chế tối đa được những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.

Tổng quan về viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan do virus, vi khuẩn gây ra. Triệu chứng của bệnh là các mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong khoang miệng, amidan sưng to, đỏ và có nhiều dịch trên bề mặt. Đồng thời, bệnh nhân cảm thấy nuốt vướng, đau rát họng, ho, hơi thở có mùi, sốt, đau nhức toàn thân, mệt mỏi.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan hốc mủ có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như: Áp-xe amidan, bội nhiễm, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản…

Mu-trang-tai-cac-hoc-cua-amidan-gay-dau-rat-va-co-mui-hoi-kho-chiu

Mủ trắng tại các hốc của amidan gây đau rát và có mùi hôi khó chịu

Phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay

Việc điều trị viêm amidan hốc mủ tùy vào giai đoạn bệnh, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng. Cụ thể:

Điều trị viêm amidan hốc mủ tại nhà bằng dân gian

Nếu viêm amidan hốc mủ không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp dân gian để giảm triệu chứng, làm dịu sự khó chịu ở cổ họng, chẳng hạn:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nhờ tác dụng sát trùng, diệt khuẩn mà nước muối giúp giảm viêm, giảm sưng đau họng do viêm amidan rất tốt. Súc miệng với nước muối thường xuyên không chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập mà còn phần nào cải thiện được tình trạng hôi miệng khó chịu.
  • Lá húng chanh: Húng chanh là một dược liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh ở đường hô hấp. Đối với bệnh viêm amidan hốc mủ, bạn đem lá húng chanh chưng cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút rồi uống trực tiếp. Kiên trì trong 5 – 7 ngày, triệu chứng sưng sẽ giảm đi rõ rệt.
  • Mật ong và gừng: Cả gừng và mật ong đều là những siêu thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Khi bị đau họng do viêm amidan hốc mủ, bạn hãy thái từng lát gừng tươi rồi chưng cách thủy với mật ong, uống hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Mật ong vừa giúp giảm viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng amidan, vừa chữa lành các tổn thương ở cổ họng nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào.

Mat-ong-va-gung-giup-giam-viem-nhiem-tai-amidan-lam-diu-co-hong

Mật ong và gừng giúp giảm viêm nhiễm tại amidan, làm dịu cổ họng

Thuốc điều trị viêm amidan hốc mủ

Trong phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc dưới đây:

- Thuốc kháng sinh: Dùng khi nghi ngờ viêm amidan hốc mủ do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng do virus hoặc đe dọa biến chứng.

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol là thuốc chủ đạo và thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan hốc mủ.

- Thuốc giảm đau xung huyết, giảm phù nề.

- Thuốc giảm ho.

- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ.

- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng.

Phẫu thuật cắt amidan

Trong trường hợp đã thay đổi lối sống và dùng thuốc nhưng vẫn không đáp ứng được các yêu cầu điều trị, bác sĩ có thể đề nghị cắt amidan. Đây được coi là phương án điều trị cuối cùng của tây y, nhưng không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện cắt bỏ amidan.

Theo khuyến cáo, chỉ nên cắt amidan đối với những trường hợp dưới đây:

  • Amidan sưng to làm bít tắc đường hô hấp gây khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở lúc nửa đêm.
  • Nhiễm trùng amidan tái phát từ 5-6 lần trong năm.
  • Viêm amidan dẫn tới các biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm xoang, suy phổi, suy tim, viêm cầu thận…
  • Khối amidan sưng to một bên, nổi hạch ở cổ và nghi ngờ là ung thư.

Cat-amidan-giup-loai-bo-o-viem-tai-amidan-nhung-khong-phai-truong-hop-nao-cung-nen-thuc-hien

Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm tại amidan nhưng không phải trường hợp nào cũng nên thực hiện

Cách chăm sóc người bệnh viêm amidan hốc mủ

Phòng tránh viêm amidan hốc mủ là điều cần thiết bởi đây là bệnh rất dễ tái phát. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn làm được điều này. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước: Viêm nhiễm amidan kéo dài khiến cơ thể rất dễ mất nước và mệt mỏi. Do đó, bạn nên uống nhiều nước, nước ép trái cây để bù nước và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sức đề kháng.
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt: Những món ăn lỏng và mềm như soup, cháo, canh,… là một lựa chọn tối ưu trong việc cải thiện triệu chứng khó nuốt, đau họng. Điều này cũng làm giảm áp lực tác động lên amidan.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi, họng: Đánh răng sau khi ăn, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và rửa tay thường xuyên là những việc bạn nên làm để ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2015 đã chứng minh trong thân, rễ rẻ quạt chứa nhiều nhóm hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Nhờ đó, rẻ quạt giúp làm giảm triệu chứng viêm, sưng đau họng do viêm amidan hốc mủ và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Ngoài việc xây dựng một lối sống khoa học thì bổ sung sản phẩm được bào chế từ rẻ quạt là giải pháp hiệu quả đối với người bị viêm amidan hốc mủ.

Thực hiện đúng phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ sẽ giúp bạn sớm cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát. Vì thế hãy chủ động lựa chọn, bổ sung những thực phẩm phù hợp và dùng thuốc theo đúng chỉ định để đẩy lùi viêm amidan, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/diagnosis-treatment/drc-20378483#

https://emedicine.medscape.com/article/871977-guidelines

https://patient.info/doctor/tonsillitis-pro