Viêm amidan hốc mủ là tình trạng của viêm amidan mạn tính lâu ngày bị nhiễm vi khuẩn gây ra, gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe cho người bệnh. Tình trạng viêm amidan hốc mủ nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dễ dàng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết sau.

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Amidan nằm tại họng, ở vị trí cầu nối giữa đường thở và đường tiêu hóa, amidan giữ vai trò như một hệ miễn dịch bằng cách sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập. Do có cấu trúc nhiều hốc, nhiều ngăn nên giống như một hạch bạch huyết nghĩa là có nhiều múi, chia nhiều ngăn tạo thành các hốc, đây chính là lý do làm cho thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra tinh trạng viêm nhiễm. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục ở trong các hốc và dễ dàng gây viêm nhiễm khi thay đổi thời tiết hay cơ thể suy yếu. Khi nhai nuốt thức ăn hoặc khi ho khạc, các hạt mủ trắng hoặc xanh có thể bị đẩy văng ra khỏi hốc và kèm theo mùi hôi khó chịu cho người bệnh. Tình trạng viêm amidan hốc mủ nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dễ dàng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ thường có các triệu chứng như:

- Người bệnh thường cảm thấy đau, rát họng, có thể bị sốt hoặc không, thường có đờm bị vướng trong cổ họng, khó khạc hoặc nuốt.

- Hơi thở thường có mùi hôi khó chịu mặc dù thường xuyên đánh răng và vệ sinh răng miệng.

- Thi thoảng xuất hiện các cơn ho, khi hắt hơi có khạc nhổ ra các hạt mủ trắng hoặc xanh có mùi hôi.

- Quan sát trong vùng họng thấy có mủ xung quanh amidan, khi ấn vào thì có mủ chảy ra.

- Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh amidan hốc mủ luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.

Vậy viêm amidan hốc mủ có nên cắt không và khi nào nên cắt amidan?

Khi mắc viêm amidan hốc mủ, nhiều người bệnh thường băn khoăn không biết có nên cắt amidan hay không. Theo các chuyên gia Tai mũi họng, những trường hợp được chỉ định nên cắt amidan khi người bệnh gặp phải những vấn đề sau:

– Người bệnh bị mắc viêm amidan mạn tính thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm. Sau khi đã được áp dụng điều trị trên 6 tuần nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, khiến người bệnh vẫn gặp phải các triệu chứng của viêm amidan như đau họng, nổi hạch ở cổ, hơi thở có mùi khó chịu.

– Gặp phải tình trạng áp xe xung quanh amidan.

– Xuất hiện một số biến chứng của viêm amidan quá phát gây tắc đường hô hấp trên, khó nuốt, ngủ ngáy, không yên giấc, khó thở, phát âm khó hay ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của cơ thể.

– Người bệnh vẫn còn xuất hiện các biến chứng như sốt, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm vi cầu thận và thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm.

Các phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ

Điều trị bằng thuốc Tây y:

Khi mắc viêm amidan hốc mủ, phương pháp sử dụng thuốc Tây y được áp dụng rộng rãi bởi sự thuận tiện của nó đem lại. Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn để điều trị tình trạng viêm amidan hốc mủ. Trên thực tế, các loại thuốc này chỉ có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn tại chỗ mà không có tác dụng điều trị tận gốc và hoàn toàn các ổ vi khuẩn ở trong hốc amidan, chính vì vậy mà bệnh rất dễ tái phát dẫn đến tình trạng mạn tính. Đến tình trạng này, người bệnh sẽ được chỉ định nên cắt amidan.

Phương pháp phẫu thuật cắt amidan: 

Với những trường hợp bị viêm amidan hốc mủ, đây chính là phương pháp được lựa chọn bởi đa số người bệnh, tuy nhiên không phải tất cả những trường hợp viêm amidan hốc mủ cũng có thể áp dụng phương pháp này. Việc chỉ định nên cắt amidan hay không là do bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng quyết định, người bệnh cần phải khám lâm sàng thật kỹ trước khi đi đến quyết định cắt amidan. Việc thực hiện phẫu thuật cắt amidan rất đơn giản, tuy nhiên cũng có khá nhiều biến chứng tiềm ẩn liên quan việc cắt amidan, vì amidan liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể và thường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Trong quá trình phẫu thuật cũng có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết không cầm được, gây chấn thương tới các mô xung quanh, quá trình gây tê, gây mê có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính bệnh nhân. Ngay cả khi quá trình phẫu thuật thành công, một số trường hợp sau khi cắt amidan có thể bị câm không thể nói được. Bên cạnh đó, tỷ lệ tái phát viêm amidan sau khi cắt là rất cao, phần lớn người bệnh sau khi cắt amidan thường gặp phải tình trạng tái phát bệnh nếu không có phương pháp phòng ngừa đúng cách.

Điều trị viêm amidan hốc mủ bằng Đông y

Từ những vướng mắc của việc điều trị bằng Tây y và biến chứng khó lường của việc phẫu thuật cắt amidan, ngày nay rất nhiều bác sĩ và người bệnh tìm đến các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, điều trị tận gốc, tránh biến chứng và ngăn ngừa amidan tái phát.