Không ho nhưng có đờm ở cổ họng khiến người mắc vô cùng phiền toái như bất tiện trong giao tiếp, khó ăn uống, cảm giác khó chịu ở cổ,... Vậy phải làm gì để đối phó với tình trạng này? Câu trả lời sẽ được bật mí qua một số thông tin dưới đây.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng do đâu?

Niêm mạc đường hô hấp luôn được phủ một lớp chất nhầy tự nhiên, có nhiệm vụ giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, virus,... để chúng không thể xâm nhập vào phổi. Thông thường, chất nhầy chỉ tiết vừa phải, có tính chất loãng nên bạn không cảm nhận được sự bất thường nào. Nhưng đôi khi cơ thể lại tiết quá nhiều, khiến lượng dịch này bị dư thừa và tích tụ thành đờm, gây nên tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng hoặc những cảm giác khó chịu như vướng cổ, khó nuốt, khàn tiếng, khó thở,...

Theo chuyên gia, không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Độ ẩm thấp: Thời tiết quá hanh khô khiến lượng không khí đi vào cơ thể không cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, khiến vùng niêm mạc hầu họng bị khô, tạo điều kiện đờm dãi tích tụ lại.
  • Tính chất công việc: Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất,... gây tăng tiết chất nhầy. Khi điều này diễn ra trong thời gian dài có thể làm tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng có đờm trong cổ họng nhưng không ho.
  • Thiếu nước: Khi gặp tình trạng thiếu nước, cơ thể sẽ tự động tiết thêm dịch nhằm bù đắp độ ẩm cho niêm mạc. Nhưng nếu lượng dịch tiết ra quá nhiều, cộng với tính trạng thiếu nước sẽ khiến đờm bị đông đặc và gây tắc nghẽn.
  • Thường xuyên hút thuốc: Thuốc lá, thuốc lào, shisha,... và các chất gây nghiện khác đều có khả năng gây khô, giảm tiết dịch đường hô hấp.
  • Bia rượu: Để loại bỏ những chất độc hại từ bia rượu, cơ thể cần sử dụng một lượng lớn nước để hỗ trợ thanh lọc và bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, chất cồn lại ức chế hoạt động của hormone Vasopressin, ngăn cản quá trình tái hấp thu nước. Vì vậy, càng uống nhiều bia rượu càng khiến bạn bị thiếu nước, niêm mạc hô hấp cũng mất đi độ ẩm cần thiết.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng như hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen phế quản,... hoặc các bệnh viêm đường hô hấp trên.

co-hong-co-dom-nhung-khong-ho-xuat-hien-do-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau.webp

Cổ họng có đờm nhưng không ho xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Xử lý đờm ở cổ họng, không ho thế nào?

Mặc dù dịch nhầy ở đường hô hấp có nhiệm vụ ngăn cản sự xâm nhập của tác nhân gây hại, nhưng khi tích tụ quá nhiều cũng tiềm ẩn các mầm bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên chủ động xử lý đờm ở cổ họng sớm để tránh tình trạng này kéo dài.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nếu lượng đờm không nhiều hoặc chưa đến mức quá khó chịu, bạn có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện. Ví dụ:

  • Giữ ẩm không khí: Bạn có thể sử dụng máy phun sương trong những ngày hanh khô, giúp niêm mạc đường hô hấp giữ được độ ẩm cần thiết. Lưu ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh đưa các tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn,... vào cơ thể.
  • Uống đủ nước: Nước giúp làm loãng và ngăn sự tích tụ của đờm, giúp bạn tránh được cảm giác vướng víu ở cổ họng. Nước ấm sẽ có công dụng tốt hơn so với nước lạnh, bên cạnh đó bạn có thể dùng trà, nước trái cây ấm,... cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự.
  • Súc miệng với nước muối: Nên thực hiện khoảng 2 lần/ngày hoặc những lúc bạn cảm thấy khó chịu ở cổ. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ đờm, cùng các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.
  • Giữ đầu cao, nằm nghiêng khi nghỉ ngơi: Mặc dù không bị ho nhưng có đờm ở cổ họng cũng có thể khiến bạn bị sặc, hay khó thở trong khi ngủ. Tư thế đầu cao và nằm nghiêng sẽ giúp bạn tránh được điều này, đảm bảo giấc ngủ ngon hơn.
  • Tránh tiếp xúc các tác nhân dị ứng: Nếu đã từng có biểu hiện dị ứng, đặc biệt với các tác nhân trong không khí như lông thú cưng, mùi nước hoa, nước xả vải, nến thơm,... Hãy cố gắng tránh tiếp xúc với những tác nhân này để cơ thể không tiết nhiều chất nhầy hơn.
  • Hạn chế dùng bia rượu: Chỉ nên sử dụng rượu bia tối đa một cốc mỗi ngày, không kéo dài quá 5 ngày, để hạn chế những phiền toái do tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng gây ra.

cac-bien-phap-cham-soc-tai-nha-giup-giam-nhung-kho-chiu-do-dom-o-co-hong-gay-ra.webp

 

Các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp giảm những khó chịu do đờm ở cổ họng gây ra

Dùng thuốc điều trị đờm

Với tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, những thuốc thường được dùng phổ biến là:

  • Thuốc làm lỏng dịch tiết: Terpin, Eucalyptol, Natri benzoat…
  • Thuốc làm tiêu chất nhầy: Bromhexin, N-acetylcystein,... 

Trong quá trình điều trị với thuốc long đờm, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn, không tự ý ngưng thuốc, thêm thuốc hay dùng đơn thuốc của người khác.

Sử dụng thảo dược rẻ quạt

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng gây nên không ít phiền toái cho nhiều người hiện nay. Dựa theo mong muốn được mau chóng giải quyết lượng đờm tích tụ này, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm thảo dược thiên nhiên, gồm các thành phần và công dụng hữu ích như sau:

  • Rẻ quạt: Thảo dược này rất giàu chất chống oxy hóa như isoflavonoid, flavonoid và iridal-triterpenoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Bán biên liên: Chứa hoạt chất lobelin và các acid amin hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động và bảo vệ cơ thể tốt hơn ngay từ bên trong.
  • Bồ công anh: Các dưỡng chất có trong bồ công anh giúp vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn tốt, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Sói rừng: Là một vị thuốc có công hiệu tốt trong việc hỗ trợ tiêu độc, giải nhiệt, tăng cường lưu thông máu,... Nhờ các chất chống oxy hóa, cây sói rừng còn có tác dụng kháng viêm, giúp ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn.

cac-san-pham-tu-thao-duoc-thien-nhien-luon-duoc-tin-dung-boi-mang-lai-cong-hieu-tot-cho-suc-khoe-dam-bao-an-toan-cho-nguoi-dung.webp

Các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên mang lại công hiệu tốt cho sức khỏe

Phòng tránh đờm ở cổ họng bằng cách nào?

Để phòng ngừa nguy cơ mắc và tái phát tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng, bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau:

  • Đeo khẩu trang: Khi đi ra ngoài hay đến khu vực đông người như siêu thị, trường học, bệnh viện,... bạn cần che chắn vùng mũi, họng kỹ càng, giúp cơ thể tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại trong không khí.
  • Rửa tay: Rửa tay thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ đưa virus, vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh.
  • Giữ ấm: Trong mùa lạnh, đặc biệt ở những thời điểm giao mùa, bạn cần giữ ấm cơ thể nhằm tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng: Nên dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng súc miệng 2 lần/ngày.
  • Vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tạo không gian thoáng đãng và sạch sẽ.
  • Dinh dưỡng: Chú trọng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ và trái cây tươi. Hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán... hoặc các món ăn được chế biến hay đóng gói sẵn.
  • Vận động: Duy trì các bài tập thể dục phù hợp với thể lực, tối thiểu khoảng 30 phút/ngày.

phong-tranh-hien-tuong-khong-ho-nhung-co-dom-o-co-hong-bang-cach-chu-trong-nang-cao-suc-de-khang-cho-co-the.webp

Phòng tránh hiện tượng không ho nhưng có đờm ở cổ họng bằng cách chú trọng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể 

Qua những thông tin chia sẻ về tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng kể trên, mong rằng quý độc giả đã có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý khi gặp phải vấn đề này. Với những thắc mắc cần tư vấn thêm, xin điền vào phần bình luận bên dưới cùng số điện thoại. Trong thời gian nhanh nhất, chúng tôi sẽ liên lạc và giúp bạn giải đáp thật chi tiết.