Viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính là nhóm bệnh thường gặp nhất ở trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi, do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên dễ bị các vi khuẩn virut tấn công vào cơ thể. Vậy khi gia đình bạn có trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp cấp tính thì phải làm sao đây?  

Trường hợp nhẹ:
- Biểu hiện: trẻ chỉ ho, chảy mũi, không có biểu hiện khó thở, không thở nhanh, không có biểu hiện nguy hiểm như co giật, li bì, bỏ bú …
- Nếu trẻ sốt thì đắp khăn ấm vào trán trẻ, vào nách trẻ, bẹn trẻ để hạ nhiệt.
- Nếu trẻ mới ho thì cần cho trẻ uống các loại thuốc ho có sẵn như cánh hoa hồng bạch hấp đường phèn hoặc húng chanh hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp mật ong,… để giảm ho cho bé, cũng có thể sử dụng thuốc ho dạng siro dành cho trẻ em bán ngoài hiệu thuốc.
- Nếu trẻ thở khò khè thì cho trẻ uống thuốc sabutamol viên 2mg (trẻ dưới 1 tuổi cho uống nửa viên, trẻ lớn hơn 1 tuổi thì cho uống 1 viên).
- Sau 5 ngày không có tiến triển gì thì cần đưa trẻ đi khám.
- Nếu trẻ ho trên 30 ngày thì cần chuyển đi bệnh viện gấp.

Trường hợp viêm phổi nhẹ:
- Biểu hiện rõ nhất là nhịp thở nhanh (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thở nhanh khi nhịp thở >= 50 nhịp/ phút, với trẻ từ 1-5 tuổi thở nhanh khi nhịp thở >=40 nhịp/ phút), có thể kèm theo có thể ho, thở khò khè có đờm, sốt nhẹ.
- Cho trẻ đi khám để bác sĩ cho uống kháng sinh trong 3 ngày.
- Nếu trẻ sốt thì đắp khăn ấm vào trán trẻ, vào nách trẻ, bẹn trẻ để hạ nhiệt.
- Nếu trẻ mới ho thì cần cho trẻ uống các loại thuốc ho có sẵn như cánh hoa hồng bạch hấp đường phèn hoặc húng chanh hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp mật ong,… để giảm ho cho bé, cũng có thể sử dụng thuốc ho dạng siro dành cho trẻ em bán ngoài hiệu thuốc.
- Nếu trẻ thở khò khè thì cho trẻ uống thuốc sabutamol viên 2mg (trẻ dưới 1 tuổi cho uống nửa viên, trẻ lớn hơn 1 tuổi thì cho uống 1 viên).
- Sau 2 ngày không có tiến triển gì thì cần đưa trẻ đi khám.