Amidan là hai hạch bạch huyết nằm trên mỗi bên của mặt sau cổ họng. Amidan nằm ở vị trí giữa đường kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn. Amidan có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập, giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn đặc biệt là ở trẻ em.
Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ với những triệu chứng như đau họng, sốt, khô nóng và rát họng nên có thể dễ dàng để chẩn đoán. Tình trạng này rất dễ lây và có thể được gây ra bởi nhiều loại virus thông thường và vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn liên cầu có thể gây ra viêm họng. Viêm amidan do viêm họng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.
Nguyên nhân gây viêm amidan
Viêm amiđan có thể được gây ra bởi một loại virus, chẳng hạn như virus cảm cúm thông thường, hoặc do nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Theo Hiệp hội bác sĩ gia đình của Mỹ (AAFP), ước tính có khoảng 15 đến 30% các trường hợp viêm amidan là do vi khuẩn, thường xuyên nhất làvi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Còn lại, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan. Khi trẻ em tiếp xúc gần gũi với nhiều người mang mầm bệnh thì cũng có khả năng phải tiếp xúc với nhiều loại virus và vi khuẩn.Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ em còn non yếu và chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy trẻ em thường dễ bị mắc viêm amidan hơn người lớn.
Các triệu chứng của viêm amidan
Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan đó là:
- Đau họng
- Khó nuốt hoặc nuốt đau
- Giọng nói có thể khản
- Hơi thở hôi
- Có thể có sốt
- Ớn lạnh
- Đau tai
- Đau đầu
- Cổ và hàm có thể đau do hạch bạch huyết sưng
- Amidan sưng và có màu đỏ, có thể có đốm trắng hoặc vàng
- Ở trẻ em có thêm hiện tượng kém ăn, hay chảy nước dãi quá mức.
Có 2 loại viêm amidan thường gặp là viêm amidan cấp và mạn tính
Viêm amidan cấp tính là tình trạng amidan bị viêm, sưng nề, xung huyết nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn thường gặp ở trẻ 3 - 4 tuổi.
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần, có thể dẫn đến viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ,…
Điều trị viêm amidan như thế nào?
Một số trường hợp viêm amidan nhẹ hoặc do virus hay do cảm lạnh gây nên viêm amidan thì không cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh, mà chỉ cần có những biện pháp như súc miệng họng bằng nước muối và sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Với các trường hợp viêm amidan cấp tính hoặc mạn tính do vi khuẩn gây ra thì phương pháp điều trị cho các trường hợp này là dùng thuốc kháng sinh, chống viêm và một số loại thuốc điều trị triệu chứng khác như loãng đờm, giảm ho, dị ứng,… Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật cắt amidan với những trường hợp viêm amidan nặng gây biến chứng sang các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm khớp, viêm amidan quá phát gây cản trở cho việc thở,…
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị viêm amidan
Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm liều và thời gian dùng kháng sinh từ đó mà ngăn ngừa được các tác dụng phụ của kháng sinh hay sự đề kháng kháng sinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bác sĩ và người bệnh. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… đang là phương pháp điều trị được ưa chuộng hiện nay.