Việc dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên là sai lầm nhiều người mắc phải. Nếu không đúng cách sẽ khiến bệnh kéo dài, có thể gây biến chứng nặng. Có một thực tế, nhiều người có thói quen tự ý uống kháng sinh để điều trị các triệu chứng thông thường như ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi… Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy không lường trước được.

Dùng kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên không đúng, bệnh kéo dài dai dẳng

Viêm đường hô hấp trên bao gồm những căn bệnh như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm khí quản… Bởi đường hô hấp trên được tính từ mũi đến thanh quản. Đây là cơ quan bảo vệ cơ thể khi hít thở không khí từ môi trường hoặc khi ăn uống.

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên là do virus từ ngoài môi trường xâm nhập, số ít là do vi khuẩn. Theo các chuyên gia y tế cho biết, những trường hợp bị viêm đường hô hấp trên ít cần phải sử dụng kháng sinh. Kháng sinh chỉ dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn.

Khi bị bệnh nhiều người tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị tại nhà. Việc lạm dụng kháng sinh gây tốn tiền, vi khuẩn, virus kháng thuốc, bệnh nặng thêm. Hơn nữa sử dụng thuốc có thể gây nên tác dụng phụ như mẩn ngứa nổi mề đay, buồn nôn, viêm loét dạ dày, nhiễm nấm, sốc kháng sinh.

Thời tiết như hiện nay có rất nhiều người mắc viêm họng. Bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có thể kéo dài do chữa sai cách.

Đau họng phổ biến là do nhiễm virus hơn là do nhiễm khuẩn. Với triệu chứng điển hình là đau họng, kèm ho, sổ mũi. Bạn có thể bị viêm họng từ 3 đến 5 lần/ năm. Nếu bệnh do virus thì chỉ cần uống thuốc giảm đau, kháng viêm, súc miệng bằng nước muối sinh lí bệnh sẽ khỏi sau 3-5 ngày.

Viêm họng do nhiễm khuẩn ít người bị hơn. Với biểu hiện khó chịu hơn là đau dữ dội, sốt, nhức đầu kèm theo nổi hạch nôn ói. Loại vi khuẩn thường gặp trong trường hợp viêm họng do vi trùng là loại liên cầu khuẩn huyết tan beta nhóm A. Các chuyên gia y tế sẽ cho sử dụng kháng sinh khi đã cấy tìm vi khuẩn và phết họng.

Do vậy trong những trường hợp bị viêm đường hô hấp trên bạn cần chia sẻ thông tin với các chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Làm sao để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên?

Nguyên tắc để phòng bệnh viêm đường hô hấp trên là cần tránh tiếp xúc với vi khuẩn, virus trong môi trường, đảm bảo cho cơ thể có 1 sức đề kháng tốt, một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Vệ sinh và giữ vệ sinh tay chân thường xuyên. Khi ho hoặc hắt xì thì cần dùng tay che lại, ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá.

Không nên tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp hoặc có người trong gia đình đang bị viêm đường hô hấp.

Khi thay đổi thời tiết nên giữ gìn sức khỏe, mặc áo ấm

Nên tập thể dục đều đặn, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, uống đủ nước và ăn nhiều rau quả.

Kiểm soát chặt chẽ những bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, polyp mũi, suyễn.

Tiêm phòng chủng ngừa cúm hàng năm theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Tin vui cho những ai đang mắc viêm đường hô hấp trên

Như vậy việc làm dụng kháng sinh có thể khiến cơ thể gặp nhiều hệ lụy. Để tránh việc lạm dụng kháng sinh, các chuyên gia không ngừng nghiên cứu, đúc kết tinh hoa y học cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại để cho ra đời sản phẩm thảo dược . Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt– thảo dược có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn, virus nên được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với các nguy cơ, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.