Viêm thanh quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc thanh quản, thường dẫn tới khản tiếng, mất tiếng. Hiện nay, với tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho bệnh trở nên phổ biến và gia tăng nhanh hơn. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển đây là nguyên nhân chính dẫn tới viêm thanh quản.
Cần thực hiện các biện pháp sau giúp ngăn ngừa viêm thanh quản:
- Giữ ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi bằng cách quàng khăn, chườm ấm cổ và đeo khẩu trang khi ra đường
- Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài.
- Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi, cá thu, cá basa…
- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế, cam, chanh, ổi…
- Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành, tiêu… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang.
-Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành ( đậu hủ, sữa đậu nành) giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng.
- Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua …
Bên cạnh đó nên chú ý các thực phẩm nên tránh:
- Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp dễ mắc bệnh viêm thanh quản, khản tiếng.
- Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
- Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
- Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không uống cà phê, bia, rượu
- Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm thanh quản.