Viêm đường hô hấp trên rất phổ biến bởi các bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ bị tấn công và viêm nhiễm. Thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng lại hay tái phát. Vì vậy, nắm rõ phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên chính là cách tốt nhất giúp bạn khắc phục các triệu chứng hiệu quả và lâu dài, giảm bớt chi phí chữa bệnh.

Những điều cần biết về viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng các bộ phận thuộc đường hô hấp trên gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản bị nhiễm trùng. Những bộ phận này có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài cơ thể rồi làm ẩm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi.

Vì là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí nên mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng, lạnh, hơi độc, virus, vi khuẩn,… đường hô hấp trên đều gánh chịu hết. Do đó, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bệnh về hô hấp khác. Theo đó, những bệnh phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải là cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản…

Nhìn chung, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên rất dễ nhận biết, điển hình là đau họng, ho, sổ mũi, hắt hơi, khàn tiếng… Tùy vào mức độ viêm mà người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, hơi thở có mùi…

Viem-duong-ho-hap-tren-de-mac-va-co-the-gap-o-bat-ky-ai

Viêm đường hô hấp trên dễ mắc và có thể gặp ở bất kỳ ai

>>> XEM THÊM: Viêm đường hô hấp trên uống thuốc gì? Xem ngay tại đây!

Nguyên nhân chính dẫn tới việc đường hô hấp trên bị viêm là do nhiễm virus, vi khuẩn. Ngoài ra, viêm đường hô hấp cũng có thể do dị ứng với các tác nhân trong không khí như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất…

Phác đồ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên thường là những bệnh lành tính và có thể điều trị khỏi. Hiện nay, phác đồ điều trị chung của các bệnh thuộc nhóm này là dùng thuốc kết hợp những biện pháp chăm sóc tại nhà.

Thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên

Nếu viêm đường hô hấp trên do virus thì chỉ điều trị triệu chứng, không dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc bội nhiễm do virus. Trong đó, beta lactam và macrolid là 2 nhóm kháng sinh hay được chỉ định vì dễ hấp thu, hiệu quả cao.

Để giảm đau, hạ sốt và chống viêm, có thể dùng các thuốc thông thường như paracetamol, ibuprofen, aspirin hoặc dextromethorphan trong trường hợp kèm theo ho. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm.

Bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh cần sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn mũi, họng để giảm đau họng, nghẹt mũi, giúp đường thở thông thoáng.

Dieu-tri-viem-duong-ho-hap-bang-thuoc-chu-yeu-la-lam-giam-trieu-chung

Điều trị viêm đường hô hấp bằng thuốc chủ yếu là làm giảm triệu chứng

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài thuốc, bạn có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Tùy từng triệu chứng và bệnh lý gặp phải mà có cách xử lý khác nhau, cụ thể:

Với ngạt mũi, chảy nước mũi:

  • Làm thông thoáng mũi bằng khăn khô mềm (tốt nhất là khăn giấy). Với trẻ nhỏ, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi nếu dịch nhầy quá nhiều, sau đó dùng tăm bông để làm khô.
  • Không lạm dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi vì dễ gây teo niêm mạc.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết lạnh, không ở những nơi ẩm thấp.
  • Dọn dẹp môi trường sống, tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng ngoài không khí như khói thuốc lá, phấn hoa, lông vật nuôi…

Với sốt cao:

  • Nếu sốt nhẹ và vừa từ 37,5 - 38,5 độ C, người bệnh nên ở những nơi thông thoáng, mặc quần áo rộng rãi. Uống nhiều nước, lau mát các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Ăn uống đầy đủ, đo nhiệt độ thường xuyên để xử lý kịp thời trong trường hợp sốt không giảm.
  • Nếu sốt trên 38,5 độ C, bạn vẫn tiếp tục làm mát cơ thể bằng cách lau toàn bộ thân người. Lúc này, có thể uống thuốc hạ sốt hoặc đặt thuốc hậu môn (với trẻ em) mỗi 4-6 tiếng/lần.

Ha-sot-cho-tre-bang-cac-bien-phap-thong-thuong-truoc-khi-dung-thuoc

Hạ sốt cho trẻ bằng các biện pháp thông thường trước khi dùng thuốc

>>> XEM THÊM: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em và 6 điều bố mẹ cần biết

Với triệu chứng ho:

  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, quất, gừng, đường phèn… sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Không ăn đồ cay nóng vì dễ gây kích ứng vòm họng, kích thích cơn ho.
  • Xông mũi, họng với tinh dầu bạc hà, khuynh diệp giúp làm loãng đờm nhầy, hỗ trợ khạc đờm dễ dàng hơn.

Phòng tránh viêm đường hô hấp trên thế nào?

Viêm đường hô hấp trên rất dễ mắc, nhất là những lúc thời tiết thay đổi nên việc phòng tránh cực kỳ cần thiết. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây giúp tăng sức đề kháng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là những vị trí quan trọng như cổ, ngực, đầu, bàn tay, bàn chân.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân lạ.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay với xà phòng thường xuyên.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ như rẻ quạt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid… có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Phân tích cho thấy, những hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên nên còn được gọi là kháng sinh thực vật. Vì thế, sử dụng rẻ quạt là một cách hữu hiệu để hỗ trợ cải thiện và phòng tránh các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản… mà không lo tác dụng phụ. Hiện nay, rẻ quạt đã được ứng dụng trong sản phẩm hỗ trợ dưới dạng viên nén và theo khảo sát của tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8 % người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng.

Re-quat-chua-cac-hoat-chat-giup-khang-khuan-giam-nguy-co-mac-benh-viem-duong-ho-hap

Rẻ quạt chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị viêm đường hô hấp để bạn đọc tham khảo và biết cách xử lý nếu không may mắc bệnh. Mọi vấn đề cần được giải đáp, bạn hãy bình luận xuống bên dưới để được hỗ trợ.