Viêm mũi họng là một bệnh viêm đường hô hấp trên rất phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết và cách điều trị viêm mũi họng, viêm đường hô hấp cho trẻ an toàn nhất hiện nay là gì? Nếu cũng đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Đâu là dấu hiệu nhận biết viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên ở trẻ?

Theo thống kê, trẻ có thể bị viêm mũi họng 4 – 6 lần trong một năm. Tần suất này cũng tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, sau đó giảm dần. Tình trạng này chủ yếu do virus gây nên. Ngoài ra, một số vi khuẩn hoặc các yếu tố như: Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường, dị ứng… cũng là tác nhân dẫn đến viêm mũi họng ở trẻ.

Nhưng theo lý giải của các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa khiến trẻ bị viêm mũi họng là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng tại niêm mạc đường hô hấp kém, nên dễ bị các yếu tố kể trên tấn công, dẫn đến viêm nhiễm.

Khi bị viêm mũi họng, trẻ thường có các dấu hiệu đặc trưng tương tự với những bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác như:

- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39, 40 độ. Người ớn lạnh, đau đầu, cơ thể nhức mỏi, chán ăn...

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho (lúc đầu ho khan, sau ho có đờm, ho kích thích), giọng nói mất trong hay khàn nhẹ,...

Điều trị viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên ở trẻ cần đạt được mục tiêu gì?

Có thể thấy, các dấu hiệu để nhận biết viêm mũi họng ở trẻ đều khá đặc trưng. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, viêm mũi họng ở trẻ còn dễ tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và sự phát triển của bé, như trường hợp 2 bé nhà chị Lê là ví dụ điển hình. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, điều trị viêm mũi họng nói riêng, các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nói chung cần đạt được 2 mục tiêu bao gồm:

- Trước mắt, cần cải thiện nhanh các triệu chứng sốt, đau rát họng, ho, khản tiếng,...

- Sau đó, cần tăng cường sức đề kháng, hạn chế biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên tái phát lâu dài.

Hiện nay, các phương pháp điều trị tây y chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhằm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó đáp ứng mục tiêu trước mắt là làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, với thể trạng non nớt, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Đặc biệt, thuốc kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn tại hệ thống tiêu hóa cũng như đường hô hấp, từ đó khiến sức đề kháng của bé càng suy giảm, dẫn đến viêm mũi họng, viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần, khiến sức khoẻ trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ.