Hiện nay, với tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cho bệnh trở nên phổ biến và gia tăng nhanh hơn. Đặc biệt, thời tiết mùa xuân ẩm thấp, độ ẩm cao xấp xỉ 100%, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển đây là nguyên nhân chính dẫn tới viêm thanh quản, viêm họng, khản tiếng mất tiếng. Hiện nay ngoài chế độ điều chỉnh lối sống, thì các thảo dược từ thiên nhiên cũng đóng góp rất lớn trong công cuộc bảo vệ sức khỏe con người trong đó có các bài thuốc từ cây rẻ quạt.  

Các biện pháp sau sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa viêm thanh quản, viêm họng, đau họng, khản tiếng, mất tiếng. Đầu tiên là giữ ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi bằng cách quàng khăn, chườm ấm cổ và đeo khẩu trang khi ra đường. Nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài. Nên tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3  có  tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi, cá thu, cá basa…Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế, cam, chanh, ổi…Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành, tiêu… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang. Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành ( đậu hủ, sữa đậu nành) giúp  cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng. Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua  …

Cần tránh không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp dễ mắc bệnh viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng. Không uống cà phê, bia, rượu. Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm thanh quản, viêm họng.

Ngoài việc chủ động phòng ngừa người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc từ cây rẻ quạt. Theo Y học cổ truyền, cây rẻ quạt có công dụng làm long đờm, nhất là những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp trên bị tái phát do thời tiết... 

Vài chục năm trước đây, cây rẻ quạt cũng được nhiều người xem như một loại thuốc kháng sinh đặc hiệu cho tất cả các nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: Viêm amidan mạn và cấp tính, viêm thanh quản, viêm họng hạt, ngứa cổ, phát âm khàn tiếng, ăn uống nuốt đau họng, cảm cúm, ho, sổ mũi... Một số bài thuốc từ cây rẻ quạt hay được áp dụng như:

 Bài 1: Lá rẻ quạt còn tươi đem phơi khô, rồi lấy độ 5 - 6 g đem sắc (nấu) lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng kết hợp với 1g cam thảo, 1 - 2 củ sâm đại hành tươi, 1 - 2 lá mạch môn đem sắc chung để lấy nước dùng hết trong ngày.

Bài 2: Lấy 10 lá rẻ quạt tươi cho cùng một ít muối ăn giã nhuyễn, rồi cho vào 100ml nước sôi, trộn đều rồi dùng nước này ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng (súc xong nhổ nước chứ không nuốt). Dùng cho trường hợp viêm amidan.

Bài 3: Dùng chữa viêm họng mạn tính, viêm họng hạt, lấy một củ rẻ quạt to cỡ ngón chân cái (càng to càng tốt) rửa sạch, nướng chín (nếu không nướng chín sẽ gây bỏng họng), giã nhỏ với khoảng 10gr muối, sau đó cho vào lọ nút kín. Hàng ngày lấy ra ngậm 3 - 5 lần, liên tục 3 - 5 ngày, có thể nhai nuốt cả bã và nước.

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp của vị thuốc  y học cổ truyền làm dưới dạng viên nang, viên nén tiện lợi trong việc sử dụng và có thể mang theo đi công tác, đi làm. Để tăng cường hiệu quả điều trị rẻ quạt được kết hợp với các thành phần khác như cao sói rừng, bồ công anh, bán biên liên mang lại hiệu quả hữu hiệu cho bệnh viêm thanh quản, viêm họng, viêm đường hô hấp trên.